Đang tải dữ liệu ...
  • Bánh/ Mứt/ Kẹo
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Sống trên đời này hãy thưởng thức đi một lần và cảm nhận được Đặc sản của mỗi vùng miền

3117239 - 11:21, 10/09 - Bình Dương - 204

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Thông tin Bánh đa Đô Lương - Đặc sản xứ Nghệ

 

Người Đô Lương, Nghệ An mỗi khi đi xa thường mang theo đặc sản quê hương mình là bánh đa (bánh khô) để làm quà. Bánh đa đơn sơ, mộc mạc nhưng mang vị ngon của quê hương qua bàn tay chế biến tài hoa của những người thợ làm một món quà nhỏ đầy ý nghĩa.


Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Gạo phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám lọt vào, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn **c gây mất ngon. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho lên các giá để phơi cho đến khi bánh khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nếu người thợ tráng hơi non tay thì bánh không có được độ đều và dày cần thiết để khi bánh đã khô có thể nướng hoặc chiên sẽ phồng đều mà không bị vẹo bánh. 
Ở Đô Lương có nhiều làng làm bánh, nhưng nổi tiếng nhất và ngon nhất là bánh của làng Vĩnh Đức ở thị trấn. Các cụ cho biết, sở dĩ bánh làng Vĩnh Đức ngon nhất do mạch nước ở đây làm cho cây lúa làng có hương vị đặc trưng riêng. Do đó, khi lấy nguyên liệu ở nơi khác về làm bánh thì cũng không ngon như bánh làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Còn các nguyên liệu phụ, vừng làm cho cái bánh thêm vị bùi bên cạnh độ ngọt của bột gạo, tiêu và tỏi làm cho bánh thơm, khi ăn có vị cay nồng dễ chịu. Muốn ăn bánh thì người ta nướng lên bằng than củi.


Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Thông thường, bánh được ăn kèm với bánh mướt (một thứ bánh cũng tráng bằng bột gạo nhưng ăn ngay khi còn nóng). Cái dẻo của bánh mướt quấn vào một miếng bánh đa, chấm vào bát nước mắm cay khi cắn lên nghe tiếng "rốp" thật đã biết bao! Bây giờ đời sống cao, người ta thường ăn bánh mướt kèm với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ và thích ăn cái kiểu "nửa khô nửa ướt" ấy. Ngoài ra, món "bún giá cá ruốc" sẽ ngon nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc đã đâm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hòa cùng vị ngọt bùi thêm tí chua khiến khi ăn mồ hôi túa ra thật . Bao nhiêu người xa quê cứ nhớ cái món ăn thuở nhỏ trong một phiên chợ sáng đó để rồi day dứt, mong ngóng ngày về... 

Người Đô Lương, Nghệ An mỗi khi đi xa thường mang theo đặc sản quê hương mình là bánh đa (bánh khô) để làm quà. Bánh đa đơn sơ, mộc mạc nhưng mang vị ngon của quê hương qua bàn tay chế biến tài hoa của những người thợ làm một món quà nhỏ đầy ý nghĩa.


Tin đăng đã có 204 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày
Từ khóa hot:

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 35.000 60.000
Vào shop phibao1986 để xem thêm sản phẩm