Dành cho khách hàng: Để mua sản phẩm bạn vui lòng liên hệ theo số điện thoại trong tin đăng của các shop.
Dành cho chủ shop:
Xem tất cả lời nhắn - trang 1
40 ông già Noel cùng xuống phố Thay vì cưỡi tuần lộc xuất hiện trong đêm Giáng sinh, chiều 18/12, đoàn ông già Noel thuộc Công ty dã ngoại Lửa Việt lại xuất hiện dong ruổi trên các con phố Sài Gòn bằng xe máy để trao quà cho mọi người.
Ông già Noel Việt Nam phải ngồi xe máy nên trước giờ lên đường đã rất "vất vả" với chiếc mũ bảo hiểm giữa râu và tóc trắng xóa.
Ông Noel cũng được phát quà trước khi đi tặng quà.
Các "cô" Chúa Tuyết cũng khăn mũ chỉnh tề.
Đoàn xuống phố vào đầu giờ chiều nên: "may quá, không bị tắc đường".
Người quản lý một cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, rất bất ngờ khi có một đoàn ông già mặc áo đỏ ghé thăm.
Còn nhiều trẻ em mồ côi, khuyết tật ở làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ, mừng rỡ khi được ông Noel tặng quà.
Phát kẹo cho người nước ngoài tại phố Nguyễn Huệ, quận 1.
Chụp ảnh lưu niệm cùng du khách tại trung tâm Sài Gòn.
Du khách hiếu kỳ đua nhau "móc" máy ảnh bấm lia lịa đoàn diễu hành của ông già Noel.
Một buổi chiều rong ruổi khắp phố phường, về đến đại bản doanh, chưa kịp thay đồ, nhiều ông già Noel đã đuối sức đến mức tựa vào nhau ngáy
15 năm trước - Trả lời
ịch sử Lễ Giáng Sinh, Ông già Noël và cây Noël
Giáng sinh là ngày gì? Tại sao gọi là Giáng Sinh? Giáng sinh gắn liền với những hình ảnh nào? Tại sao?
I/ Lịch sử Lễ Giáng Sinh
Khi chưa có Noël: Lúc chưa có lễ Noël, tại Rome, mỗi năm vào mùa này, nguyên châu Âu người ta cũng tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác. Rome: Từ 17 đến 24 tháng 12 , một sự vô trật tự ngự trị toàn thành phố Rome: Họ lau rửa nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng thật đẹp, nấu nướng rồi mời nô lệ của họ ngồi bàn ăn uống. Ngày này những người tôi tớ được chủ hầu hạ, giống phụ nữ ngày 8/3 vậy (!). Tại Pháp và vài vùng châu Âu, vào thời Moyen Âge (từ thế kỷ thứ V đến giữa thế kỷ thứ XV), khoảng cuối tháng 12, người ta tổ chức lễ Cuồng. Đám đông mang mặt nạ, cải trang tu sĩ nhà thờ, mặc ngược áo lễ, đi khắp các đường phố, chế nhạo châm biếm lễ nhà thờ, và vũ những điệu khêu gợi... Lễ này bị cấm nhiều lần và bị cấm hẳn vào cuối thế kỷ XV
Thờ cúng thần Mithras Khoảng mùa Đông Chí (Soltice d'hiver), vị thần Mithras (Mặt Trời) này được hình tượng chiến đấu với bò rừng. Ngày 25 tháng 12, người ta giết bò đực và rải máu khắp cánh đồng: đất trở nên mầu mỡ hơn và mùa màng tốt đẹp hơn. Tại Rome, ngày này là ngày có đêm dài nhất, người ta làm lễ đón Mặt trời trở về, tượng trưng bằng một bé sơ sinh.
Lễ Giáng Sinh
Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4. Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể khỏi bị lộn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này. Hanoukka, lễ ánh sáng
Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, vua Antiochus thống trị Israël. Ông làm uế tạp đền Jérusalem và bắt buộc người Do Thái phải thờ các vị thần Hy Lạp. Judas Maccabée kêu gọi các nhà yêu nước nổi dậy đuổi dân Syrie ra khỏi Jérusalem. Để làm lễ mừng sự khôi phục đất nước, những gia đình Do Thái đốt đèn sáp có 8 nhánh. Tám ngọn đèn tượng trưng cho 8 ngày liên tiếp đền thờ được đốt sáng một cách mầu nhiệm nhờ một bình dầu do lính của Antiochus làm lật đổ. Trong lễ Hanoukka, trẻ con nhận một con vụ có ghi 4 chữ Hébreux có nghĩa "Đó là một sự nhiệm mầu lớn" II/ Lịch sử Ông già Noël Dĩ nhiên là nguồn gốc của Ông Già Noël là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Ðông chí, (ngày 21 tháng 12). Cái chụp ở nơi ống khói chứa đầy quà cáp -ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên. Nhưng nhân vật như cha vui tính mà chúng ta biết có bộ râu trắng và chiếc áo choàng lót da lông bằng đồ chơi được mượn của Cha Fouettard có lẽ là môt phát minh của người Mỹ. Ông Già Noël có lẽ sinh ra năm 1822 dưới ngòi bút của mục sư Clement Clarke Moore đã tưởng tượng trong một bài thơ cho các con ông. Ðược vẽ bỡi họa sĩ Thomas Nast , được mọi người biết đến nhanh chóng.
Tên Ông Già Noël Tên "Ông Già Noël" có thể do biệt danh của Thánh Nicolas, thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Ðông Âu Châu, như Ðức.. Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo. Ông Già Noël cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công
Thánh Nicolas: Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12
Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ: cứu ba sĩ quan vô tội khỏi bị án tử hình, cứu các thủy thủ khi tàu bị lâm nạn, cứu ba cô gái giữ gìn phẩm hạnh... và, trong một bài hát kể lại chuyện ông cứu ba đứa trẻ ban đêm đi lạc vào nhà một tên đồ tể và bị tên này giết rồi chặt khúc ra đem ưóp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là thánh bảo hộ cho trẻ con, cho người đi biển và cho những chàng trai trẻ còn độc thân cũng như Thánh Catherine bảo hộ cho các cô gái trẻ chưa lập gia đình... Lễ của Thánh Nicolas là 6/12, ngày ông mất. Trong đêm 5-6 tháng 12, ông bay lên trời với con ngựa chở đầy quà và bánh kẹo cho trẻ em. Ông đáp xuống để quà trong đôi giày ống của trẻ ở miền Bắc và miền Đông nước Pháp và nhiều vùng tại châu Âu, như Đức, Bỉ.. Để đáp lễ, họ để cà rốt và củ cải cho ngựa của thánh Nicolas ăn.
Cha Đông và Babouchka: đêm 31-12 Trẻ em Nga không được quà ngày 25-12 và phải chờ đợi đến ngày đầu năm. Trong đêm thánh Sylvestre, Cha Đông (Père Gel, hay Père Givre, đông lạnh) xuống theo ống khói tặng quà cho trẻ em ngoan ngoãn. Ông chia công việc vơi chuyện huyền thoại về bà Babouchka: Vào một đêm Đông lạnh lẽo, bà Babouchka đang thiếp bên cạnh lò sưởi bỗng nghe tiếng gõ cửa. Ba người lạ mặt mang đầy quà giải thích cho bà rằng họ theo hướng ngôi sao để đi tìm Chúa Hài đồng và nhờ bà chỉ giùm. Tự thấy mình già cả, bà không đi theo họ mà trở lại bên lò sưởi. Sáng hôm sau bà hối hận, vội vàng chất quà đầy giỏ và đi kiếm Ba Vua Mages. Nhưng tuyết đã xóa dấu vết của họ. Bà hỏi mọi người, nhưng không có kết quả. Từđó về sau, mỗi năm, để vinh danh đứa bè thành Bethléem, bà mang tặng đồ chơi cho những gia đình Nga
Lễ Befana: đêm 05/01 Lễ Befana, tiếng Ý là lễ một bà phù thủy mặc đồ đen, mang đôi giày thủng với một bị lớn đeo trên vai, cỡi cái chổi để đi phát quà cho trẻ em Ý ngoan ngoãn. Ngược lại bà sẽ đổ đầy than vô giày các trẻ em không ngoan. Nguồn gốc Cha Noël Cha Noël không có biên giới. Père Noël Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ, ... Khi những người Hòa Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hòa Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Cha Noël có nguồn gốc từ Thánh Nicolas: râu dài, áo choàng đó ngồi trên lưng con lừa. Theo thời gian, Ông Già Noël có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu bay trên không kéo. Năm 1809, nhà văn Washington Irving tả Thánh Nicolas đi trên không trung để phân phát qùa Năm 1821, CC Moore viết một truyện thần thoại về Noël tên là Đêm trước Noël (The night before Christmas, La nuit d'avant Noël ) trong đó Ông Già Noël xuất hiện trong chiếc xe trượt tuyết được hươu kéo. Tác giả Moore cũng viết một bài báo đăng trong tờ nhật báo Sentinel tại New York ngày 23/12/1823 có tên Cuộc viếng thăm của Thánh Nicolas (A Visit From St Nicholas, La visite de St Nicolas). Bài viết này nói về những lutins (những con yêu bé tí hon) đem quà phát cho trẻ con bằng xe được 8 con hươu kéo (các con hươu có tên Blitzen, Dasher, Dancer, Comet, Cupid, Donder, Prancer và Vixen). Con hươu thứ 9 Rudolf được thêm vô năm 1839 có nhiệm vụ soi sáng đường đi nhờ chiếc mũi đỏ và sáng. Truyện này được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 1863, Harper's Illustrated weekly, một tờ báo New York đăng hình vẽ Santa Claus mặc áo lôngthú màu trắng và thắt nịt đen, họa sĩ Thomas Nast là tác giả. Trong gần 30 năm, Thomas Nast vẽ cho tờ báo này hình ảnh Santa Claus bụng to, râu bạc dài và có hươu đi kèm. Năm 1885, tờ báo này vẽ đường đi của Santa Claus , đi từ Bắc cực đến Hoa Kỳ. Vậy là lần đầu tiên nhà của Santa Claus đã được xác định chính thức. Một năm sau, nhà văn Georges P. Webster nói rõ thêm là xưởng chế tạo đồ chơi và nhà của Cha Noël "được giấu dưới tuyết tại Bắc cực. Họa sĩ Nast lại xác nhận nơi cư ngụ của Cha Noël bằng hình vẽ. Đến năm 1931, Coca Cola vẽ Santa Claus ...
Để quảng cáo, hãng Coca Cola nhờ Haddon Sundblom vẽ hình Ông già Noël nghỉ xả hơi và uống Coca để lấy lại sức trong lúc đi phân phát quá cáp, để dụ trẻ con uống Coca. III/ Lịch sử và nguồn gốc cây Noël Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo ch kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì. Năm 354, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên Nếu Noël được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ sau này. NgườThánh Bonifacei ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây sapin trẻ. Từ huyện thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố "kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh Thế kỷ thứ XI, cây Noël được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái pomme của bà EVE. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII mà truyền thống cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, nói chính xác hơn là vùng Alsace. Người ta gọi "cây Noël" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằn g những trái pom của bà Eve, kẹo và bánh. Cũng vào thời kỳ đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát triển truyền thống cây thông Noël. Thế kỷ XII và XIII các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông. Năm 1738, Marie Leszczynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noël trong lâu đài Versailles. Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh. Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries . Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Ðàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Ðức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kỳ đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này. Đầu thế kỷ thứ 19 Cây Noël được nhập vào nước Anh từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noël là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu. Cây Noël được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Noël cũng được những nước Áo, Thụy sĩ, Phần Lan, Hòa Lan, tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và chưng cây Noël. Giờ đây cây Noël là hạnh phúc của mọi người, từ trẻ con cho tới người già. Theo Vietscience
15 năm trước - Trả lời
Có những cảm nghiệm người ta phải diễn tả bằng ngôn ngữ như là… cổ tích. Đọc và cảm, bạn nhé ! “No one gets twice in the same river” (Heraclitus) 1. Phố mùa đông. Những hàng cây khẳng khiu trụi lá. Gió về. Không còn nữa những thanh âm xạc xào quen thuộc. Cây phơi mình trần trụi trước gió. Buồn thiu. Gió chờn vờn ngơ ngác… 2. Mỗi năm vài lần, gió về qua phố nhỏ. Hàng cây xanh chạy dọc con đường bao giờ cũng là người bạn thân thương nồng nàn đón gió. Người ta nhận ra gió qua những thanh âm xào xạc trên lá cây. Gió quấn quýt bên lá. Gió nhí nhảnh đùa vui. Gió nghịch ngợm xõa tung những chiếc lá đang e ấp chơi trò trốn tìm. Lá cười nắc nẻ. Đầu xuân, gió vờn trên những chiếc lá xanh nõn nà. Gió mơn man những nụ mầm nũng nịu vừa vươn mình ra đó nắng trời. Hè đến, gió về trên những tá lá xanh um xào xạc. Gió và lá tạo nên những tấu khúc mê ly. Thu về, gió lắt lay những tán lá vàng rực rỡ. Gió là kẻ lãng du, vô tâm lắm, nên đâu nhận ra những thăng trầm biến đổi. Mỗi mùa gió qua đi, lá lặng lẽ đổi thay và nên khác. …………….. Đông. Gió chờn vờn hạ mình xuống, xoáy tung nắm lá vàng bên cội cây. Lá tung bay tan tác. Những chiếc lá rách tươm lặng lẽ. Vô hồn. Gió chơi vơi gào thét. Gió luẩn quẩn quanh cội cây tìm bạn. Lá ơi ! Phố mùa đông. Gió lạnh. 3. Ngày xửa ngày xưa, có gã gió yêu tha thiết cuộc đời. Gió ham sống, vì cuộc đời quá đỗi tươi đẹp. Gió phiêu du băng suối vượt ngàn đi tìm phương thuốc trường sinh. Chuyến hành trình xa và dài. Gió lần lượt bỏ lại sau lưng bao khoảng trời mơ. Gió lao mình về phía trước… Mãn nguyện với mộng ước đời mình. Gió bất tử. Phải chăng bi kịch của cuộc đời là người ta người ta không biết mình tìm gì, mơ gì?… Bất tử, gió lần lượt chứng kiến từng người thân yêu của mình ra đi. Gió lần lượt đánh mất những bạn bè thân thiết. Gió chứng kiến cuộc đời trôi vuột khỏi tầm tay mình mà chẳng giữ lại được gì. Những công trình gió xây dựng, tự nó sụp đổ theo định luật nghiệt ngã của thời gian. Gió đi mãi, đi mãi, thấy mình vẫn chỉ là một kẻ lãng du chạy dọc một thế giới càng lúc càng trở nên lạ xa với mình. Bất tử, phải chăng chỉ để để mình kéo lê đời mình trong một sự cô đơn vĩnh viễn? 4. Sớm mùa đông. Cô bé mở toang ô cửa nhỏ. Một ngày ảm đạm. Không nắng. Không mưa. Ah, gió về. Gió vẫn vần vũ. Gió loay xoay với tàn cây trơ trụi lá. Gió ơi, tìm gì thế? Gió tìm người cũ bên mùa mới ư? Gió khờ quá ! Gió không biết lá đang trên đường đi trọn hành trình của mình sao? Gió có biết cứ mỗi mùa quay về, lá đâu còn là vòm lá năm cũ. Gió có biết hồn lá đã phiêu diêu sau khi thành toàn định mệnh đời mình… Gió có nhận ra những chiếc lá đang mục rữa tan nát để lại được trở về cùng mẹ đất? Lá đang chuyển vận để được trở lại là một phần sự sống của cây đấy ! Gió có nhìn thấy những mầm nụ đang âm thầm giữa lòng cây không? Sự sống của lá đã chuyển tiếp không ngơi. Đó chẳng phải là bất tử sao? Đổi thay và bất tử. Đó chẳng phải là chuyển vận thường tình của mọi loài sao? Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Mọi sự đều đổi thay và chuyển vận. Nhưng người ta có đi đâu thì đi, quay về, vẫn là dòng sông năm cũ mà. Đằng sau mọi thăng trầm, bên dưới mọi biến đổi vẫn còn cái gì đó là bền bỉ, là vĩnh tồn, phải không?… Mỗi đổi thay đều hướng đến bất tử. Đi đi gió ạ ! Đi để góp chút hương cho đời. Đi để cho đời thêm chút dịu mát. Cuộc đời này lúc nào cũng cần gió, nơi nào cũng cần gió. Kiên nhẫn một chút. Bền bỉ một chút. Và tin tưởng một chút. Hẹn mùa sau, gió nhé ! Lá lại tươi xanh. Cây lại rừng rực sức sống. Vẫn là lá. Vẫn là cây. Vẫn là bạn mình đấy, gió ạ ! “Underlying every change was some more fundamental reality that endured” (Parmenides)
15 năm trước - Trả lời