Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Rất nhiều mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai và tình trạng này có thể xuất hiện trong suốt thai kì đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân bụng bị ngứa khi mang thai giúp mẹ bầu chủ động có biện pháp phòng ngừa và cải thiện kịp thời.
Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai
Ngứa bụng khi mang thai thường là lành tính và sẽ tự biến mất sau khi sinh con và tình trạng này cũng không gây hại cho thai nhi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị ngứa bụng:
Rạn da
Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, bụng bầu của các mẹ đã bắt đầu lớn dần. Vào những tháng cuối thai kỳ, bụng của mẹ ngày càng lớn hơn nên vùng da ở đây sẽ căng ra, xuất hiện các vết rạn. Da căng ra nhưng các tuyến dầu không thể đáp ứng yêu cầu độ ẩm bình thường của chúng khiến da bị khô và ngứa ngáy nhiều.
>>Xem thêm: cách trị rạn da khi mang thaihiệu quả
Thay đổi nội tiết tố
Trong thời kỳ mang thai, thai phụ sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi trong đó thay đổi về nội tiết tố ảnh hưởng tới làn da các mẹ rất nhiều. Hormone estrogen cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, mọc nhiều nốt ban đỏ, nổi mề đay trên da. Khi horome này tăng khiến mạch máu của mẹ bị giãn, dẫn đến ngứa ngáy ở nhiều bộ phận trên cơ thể đặc biệt là bụng bầu.
Các bệnh về da
Mẹ bầu mắc những bệnh lý về da như bệnh chàm, viêm da bọng nước, bệnh vảy nến, viêm nang lông… cũng đều là những nguyên nhân gây ngứa. Những bệnh lý về da này có thể xuất hiện từ đầu thai kì, lâu dần những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ bầu và lan ra tay, lưng và gây ngứa ngáy cho mẹ.
>>Xem thêm: uống canxi loại nào không nóng
Mẹ bị dị ứng
Đối với những mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng bởi những tác nhân như phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết… sẽ thường xuyên bị nổi mề đay và phát ban. Ngoài ra, việc mẹ sử dụng các loại viên uống vi chất gây nhiều tác dụng phụ như uống viên sắt bị dị ứng hoặc các viên uống khác không rõ nguồn gốc cũng có thể khiến mẹ bị phát ban nghiêm trọng.
>>Xem thêm: uống sắt có nóng không
Biện pháp ngăn ngừa cải thiện ngứa bụng cho mẹ bầu hiệu quả
Bị ngứa khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái khó chịu, tuy nhiên thay vì để tình trạng này xảy ra rồi mới tìm cách điều trị thì mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:
- Có chế độ ăn uống hợp lí :Ngay từ khi mang thai, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lí. Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng làn da, kết hợp uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp các vitamin cho làn da. Mẹ cũng cần chú ý tránh các loại thực phẩm, các chất gây dị ứng với cơ thể, nhất là với các sản phẩm bôi ngoài da và viên uống để tránh tình trạng dị ứng thuốc sắt hoặc các loại thuốc bổ sung, kem bôi da … gây ra tình trạng ngứa ngáy trong thai kì.
- Giữ ẩm cho da: Mẹ nên giữ ẩm cho da nhất là da bụng bằng cách sử dụng tinh dầu, gel bôi từ thiên nhiên như dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu hướng dương. Tuy nhiên, khi bôi lên vùng bụng, mẹ bầu chỉ nên bôi nhẹ nhàng để tránh gây kích thích co bóp tử cung.
- Giữ vệ sinh cho làn da đúng cách: Mẹ bầu cũng hạn chế tắm lâu với nước nóng, tránh sử dụng dụng cụ chà xát mạnh trên da để làm giảm cơn ngứa vì có thể làm khô da. Sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng lành tính, thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, không sử dụng những loại có độ PH quá cao.
Ngoài các lưu ý chăm sóc da kể trên, mẹ đừng quên nhiệm vụ bổ sung vi chất thai kì, đặc biệt là sắt tốt nhất cho bà bầu, canxi, DHA… để có thai kì luôn đủ chất và khỏe mạnh. Lựa chọn những sản phẩm uy tín, chính hãng để mang lại hiệu quả bổ sung tốt nhất và an toàn nhất cho mẹ và bé nhé!
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng ngứa bụng khi mang thai. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá