Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Giống như ốm nghén, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng, bà bầu bị phù chân cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà mẹ bầu phải đối mặt. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị phù ở vùng chân, bao gồm bàn chân và mắt cá chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ. Cùng áp dụng những cách hạn chế phù chân khi mang thai được nêu ra trong bài viết dưới đây để ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu này.
Bà bầu bị phù chân khi nào là nguy hiểm?
Tình trạng phù chân chỉ là một thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai. Nó không phải là bệnh lý nên không nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, phù chân sẽ tự biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Khi bị phù chân, mẹ sẽ có các dấu hiệu như:
- Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân.
- Có thể phù cả hai bên chân.
- Thường bị phù nặng vào cuối ngày.
- Triệu chứng phù nề giảm bớt khi mẹ bầu nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý nếu ngoài bị phù chân còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:
- Phù nề xuất hiện sớm, ngay cả khi bụng của mẹ bầu chưa quá to. Mẹ bị phù ở cả chân, tay và mặt.
- Mẹ bầu bị phù nề kèm theo các bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim mạch, thận.
- Mẹ cảm thấy nặng mí mắt, ấn lõm vùng xương trán, tăng cân bất thường, hơn 1kg/tuần, đi tiểu ít hơn bình thường.
Khi có những triệu chứng này thì mẹ nên đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân vì phù nề không còn là hiện tượng sinh lý nữa mà đã trở thành dấu hiệu của bệnh lý.
>>Xem thêm: dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxi
Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?
Bà bầu bị phù chân thường cảm thấy khó chịu, kém thoải mái khi di chuyển do bàn chân sưng to. May mắn thay vẫn có một vài cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả giúp bạn khắc phục vấn đề này.
Giảm lượng muối ăn
Muối khiến cơ thể tích thêm nước nên sẽ khiến tình trạng phù nề nặng hơn. Vì vậy, để cải thiện thì mẹ bầu nên ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối trong chế độ ăn hằng ngày.
Ngoài ra, ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, viêm bàng quang, suy thận… rất nguy hiểm cho hai mẹ con.
Bổ sung Kali
Kali có vai trò cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể nên nếu bổ sung đủ Kali sẽ giúp giảm phù nề hiệu quả. Nếu không cung cấp đủ Kali cho cơ thể sẽ khiến tình trạng phù nề trầm trọng hơn.
Các thực phẩm giàu Kali có thể kể đến như: chuối, củ cải, khoai lang, đậu lăng, cá hồi, cải bó xôi, sữa chua…
Tập thể dục
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng cho mẹ bầu. Ngoài ra, còn hỗ trợ tăng cường lưu thông máu giúp giảm thiểu tình trạng phù nề. Các môn thể dục phù hợp với mẹ bầu là: đi bộ, bơi lội, yoga…
Kiểm soát cân nặng
Tăng cần nhiều tạo áp lực lớn lên chân và các tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng phù nề và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm khác như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch.
Vậy nên mẹ bầu hãy kiểm soát cân nặng, tăng cần từ từ. Tuy nhiên, cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển tốt.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, bà bầu cần ăn uống đầy đủ các loại dinh dưỡng như canxi, kẽm, sắt acid folic cho bà bầu… để mẹ khỏe con phát triển tốt.
Dù chứng phù nề có khiến mẹ khó chịu thì mẹ vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng các loại dinh dưỡng bằng chế độ ăn hằng ngày kết hợp với việc sử dụng các viên uống bổ sung cho bà bầu
>>Xem thêm: thuốc sắt bà bầu giúp ngừa thiếu máu
Ngủ nghiêng bên trái
Tư thế ngủ nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất dành cho mẹ bầu vì khi ngủ ở tư thế này sẽ làm giảm áp lực máu tụ ở chân nên sẽ ngăn ngừa được tình trạng phù nề.
Ngoài ra, khi ngủ mẹ có thể kê cao chân, đặt đệm dưới chân để giúp máu lưu thông từ chân về tim tốt hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Trong sinh hoạt thường ngày, mẹ bầu không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, nên đi bộ thường xuyên để máu được lưu thông đều đặn. Khi ngồi, mẹ không nên ngồi bắt chéo chân vì nó cản trở khả năng lưu thông máu.
Ngoài ra, mẹ có thể ngâm chân với nước ấm 10 – 15 phút trước khi ngủ để cảm thấy thoải mái, có thể giảm tình trạng sưng phù.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Mẹ bầu nên chọn quần áo thoải mái, rộng rãi, không mặc quá bó sát… Ngoài ra, mẹ không nên đi giày cao gót vì đi giày cao gót thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây phù chân.
Massage chân
Các động tác massage giúp tăng cường lưu thông máu tụ ở bàn chân nên sẽ giúp tình trạng sưng phù suy giảm. Mẹ có thể nhờ người thân massage hoặc đến các spa chuyên biệt cho bà bầu để được chăm sóc tốt nhất.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Trên đây là hướng dẫn về cách giảm phù chân khi mang thai, hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu thoải mái hơn trong suốt thai kỳ. Chúc mẹ có thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá