Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Phụ nữ mang thai thường phải chịu nhiều vấn đề sức khỏe như đau lưng, táo bón, tê tay... Tê tay khi mang thai không phải vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của thai phụ. Đừng lo lắng bài viết dưới đây sẽ mách mẹ 8 cách khắc phục tê tay khi mang thai hiệu quả.
Vì sao bà bầu bị tê tay?
Tê tay xảy ra chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ nhưng cũng có một số bà bầu bị tê tay trong 3 tháng đầu hoặc bị rải rác trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do:
- Bà bầu bị huyết áp thấp: Bà bầu bị huyết áp thấp khiến lưu lượng máu cung cấp cho chân tay bị giảm, các mô không được cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng trong một thời gian dài khiến dây thần kinh phản ứng lại, gây cảm giác tê tay, chân ở bà bầu.
- Các khớp dịch chuyển trong thai kỳ: Trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối, nồng độ hormone Relaxin tăng cao để nới lỏng các khớp xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển nhanh chóng của thai nhi cũng như để bé dễ dàng chui ra ngoài khi chào đời. Tuy nhiên nồng độ Relaxin tăng vọt cũng nới lỏng các khớp xương ở bàn tay, chân khiến các khớp dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép các dây thần kinh gây cảm giác tê tay ở bà bầu.
- Bà bầu mắc hội chứng ống cổ tay: Khi bị mắc hội chứng ống cổ tay bà bầu sẽ bị tê nhức cả cánh tay, ngứa tay, khả năng cầm nắm các đồ vật bị suy yếu, cử động ngón tay cũng khó khăn hơn. Hội chứng ống cổ tay chủ yếu xuất hiện trong tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, nguyên nhân vì các mô ở cổ tay bị tích tụ dịch chất lỏng khiến dây thần kinh đi xuống bàn tay và ngón tay bị chèn ép.
- Không bổ sung đủ canxi cho bà bầu khiến sức khỏe xương khớp bị suy giảm gây ra tình trạng tê tay chân, chuột rút khi mang thai.
>>Xem thêm: dấu hiệu bà bầu thiếu canxi khi mang thai
Mách mẹ những cách khắc phục tê tay khi mang thai cực hiệu quả
Tê tay sinh lý không ảnh hưởng đến thai kỳ và sẽ tự động kết thúc khi thai kỳ chấm dứt. Thế nhưng mẹ bị tê tay kéo dài, thường xuyên, vùng tay bị tê mỗi ngày 1 lan rộng sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ khiến sức khỏe bị suy giảm. Ngoài ra, căng thẳng cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình trạng này, giảm cảm giác khó chịu, căng thẳng, bà bầu có thể áp dụng 8 cách khắc phục tê tay khi mang thai dưới đây:
Tư thế ngủ thoải mái
Mẹ bầu ngủ sai tư thế hoặc hay gối đầu lên tay cũng thường bị tê tay do máu không được lưu thông đến cánh tay đầy đủ. Bà bầu cần có tư thế ngủ thoải mái,gối đầu bằng gối mềm, không quá cao và không nên duy trì quá lâu một tư thế để không bị tê tay, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nhờ đó bà bầu còn được bổ sung đầy đủ năng lượng sau khi thức dậy.
>>Xem thêm: bà bầu bị mất ngủ nên làm gì
Không mang vác nhiều và không làm việc nặng
Trong thời gian mang thai, làm việc nặng nhọc, mang vác đồ vật nặng hay phải mang vác quá nhiều đồ vật cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay. Ngoài ra, làm việc nặng nhọc hay mang vác vật nặng còn là 1 trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non khá phổ biến. Khi mang thai bà bầu chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng, không phải mang vác quá nhiều để nâng cao sức khỏe thai kỳ, hạn chế tê tay và giảm nguy cơ bị sảy thai, sinh non.
Chườm lạnh lên vùng tay bị tê
Khi bị tê tay bà bầu cũng có thể dùng khăn lạnh hoặc dùng đá chườm lên vùng cánh bị tê để giảm cảm giác tê bì, đau nhức. Ngoài ra bà bầu cũng có thể lấy lá cải bắp đã được rửa sạch, lau khô, cất trong tủ lạnh để chườm lên cổ tay để cải thiện tình trạng tê tay do mắc hội chứng ống cổ tay rất hiệu quả.
Massage tay mỗi ngày
Mỗi ngày bà bầu có thể massage tay 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 10 – 15p để giảm tê tay hiệu quả. Massage tay là cách giúp máu lưu thông đến cánh tay, toàn bộ các ngón tay và bàn tay dễ dàng hơn. Đồng thời còn giúp tay linh hoạt hơn, ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp cho bà bầu. Tuy nhiên, massage tay quá thường xuyên sẽ khiến xương khớp bà bầu bị ảnh hưởng, phương pháp giảm tê tay nay không nên lạm dụng quá nhiều.
Xây dựng thực đơn phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Thiếu hụt các dưỡng chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân phổ biến gây tê tay. Để khắc phục tê tay khi mang thai bà bầu cần xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối lượng thực phẩm cung cấp chất béo, chất đạm, chất xơ và tinh bột theo nhu cầu của mỗi giai đoạn thai kỳ. Cùng với đó, các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, axit folic, canxi và DHA cần được bổ sung bằng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bà bầu và canxi. Trong đó việc nên uống sắt và canxi vào lúc nào cũng rất quan trọng để có thể tối ưu hiệu quả bổ sung, ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt và canxi cho bà bầu. Thiếu canxi khiến sức khỏe xương khớp suy giảm là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tê tay.
>>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu loại nào tốtgiúp ngừa các bệnh về xương, chuột rút
Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Bà bầu quá lo lắng, căng thẳng khiến tình trạng tê tay trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị tê tay bà bầu cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, duy trì tâm trạng vui vẻ và thực hiện các phương pháp giảm tê tay do bác sĩ hướng dẫn để cải thiện tê tay và nâng cao sức khỏe thai kỳ.
Kiểm soát cân nặng
Tăng cân quá nhanh, thừa cân, béo phì khiến cơ thể nặng nề, lười di chuyển khiến mạch máu kém lưu thông khiến bà bầu thường xuyên bị tê tay. Bà bầu cần kiểm soát cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng lưu lượng máu tới tay, giảm tê tay khi mang thai.
Uống trà hoa cúc
Ngoài những cách trên thì khi bị tê tay bà bầu có thể lấy hoa cúc tươi, sạch, không có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng trà hoa cúc khô, pha với nước đun sôi để nguội khoảng 80 – 90 độ C và uống vào buổi tối để làm giảm tê tay. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể ngâm tay bằng trà hoa cúc cũng mang lại hiệu quả giảm tê tay rất tốt. Mỗi tối uống 1 ly trà hoa cúc mật ong hoặc ngâm tay trong nước trà hoa cúc còn giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, dồi dào năng lượng khi thức dậy.
>>Xem thêm: thuốc bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu giảm tê tay
Nếu áp dụng các cách trên mà các triệu chứng đau, tê nhức vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn tăng dần lên thì các mẹ bầu cần đến bác sĩ khám để được tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc giảm đau. Hi vọng mẹ bầu có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá