Đang tải dữ liệu ...
  • Tổng hợp khác
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện bán hàng đa kênh tại Nghệ An

3622465 - 15:20, 12/01 - Toàn quốc - 36

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Để có thể tạo nên các lợi thế cạnh tranh, cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh bán hàng, nếu chỉ triển khai trên một kênh bán hàng sẽ khó mà đạt được. Bởi vậy, hiện nay dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bán hàng đa kênh là giải pháp được rất nhiều các đơn vị kinh doanh lựa chọn. Để có cái nhìn đúng đắn về bán hàng đa kênh hãy cùng tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi triển khai hình thức này.

1. Thuận lợi của bán hàng đa kênh Bán hàng đa kênh, hình thức kết hợp giữa bán hàng truyền thống và bán hàng trực tuyến (hay thương mại điện tử) đã trở thành xu hướng của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, doanh thu từ thương mại điện tử ở Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/năm, thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới. Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử là công cụ hữu ích cho việc triển khai hoạt động kinh doanh trực tuyến, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường, quảng bá hình ảnh và giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và hiệu quả nhất.

Bán hàng đa kênh đã, đang trở thành xu hướng trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Thay vì bán hàng trên một kênh truyền thống như trước đây, các chủ DN sử dụng nhiều kênh khác nhau để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Từ đó tập trung vào trải nghiệm khách hàng ở bất cứ nơi nào có sự tiếp xúc với thương hiệu, cửa hàng, cụ thể:

- Bán hàng tại cửa hàng: Đây là cách bán hàng truyền thống giúp cho người tiêu dùng có dịp lựa chọn, trải nghiệm sản phẩm tốt nhất nhưng chi phí duy trì một hoặc một chuỗi các cửa hàng luôn là khó khăn đối với các doanh nghiệp…

Abitpos - Phần mềm hỗ trợ bán hàng tại cửa hàng hiệu quả

– Bán hàng trên website: Cách kết hợp quảng bá sản phẩm và bán hàng phát triển khi mạng Internet phổ biến, phương thức này ngày càng được quan tâm hơn. Quan trọng hơn, thông qua website, các doanh nghiệp có thể quản lý bán hàng trên tất cả các kênh còn lại. Đây chính là điểm mạnh của bán hàng đa kênh.

– Bán hàng thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…): Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ luôn có xu hướng kết hợp cài đặt ứng dụng bán hàng trên Facebook, Zalo… với website. Đồng bộ sản phẩm từ website lên các mạng xã hội này, đồng thời quản lý các thông tin về sản phẩm cũng như tư vấn khách hàng tập trung ngay ở quản trị website, và có khả năng tạo đơn hàng ngay trong lúc trò chuyện với khách hàng.

– Bán trên sàn thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi…): Tham gia các sàn thương mại điện tử là một kênh được rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sử dụng, đem lại thêm nguồn khách hàng trực tuyến rất lớn cho DN. Tuy nhiên, nếu chỉ tham gia 1 hoặc 2 sàn thương mại điện tử thì các mô hình quản lý truyền thống vẫn có thể thực hiện tốt nhưng khi tham gia nhiều sàn thương mại điện tử kết hợp với nhiều mô hình giao hàng khác nhau trên các sàn việc quản lý hàng hóa nói chung và quản lý tồn kho hàng hóa nói riêng là hết sức khó khăn. Và giải pháp được đưa ra là sử các phần mềm quản lý bán hàng đa kênhđể hỗ trợ điều hành và quản trị doanh nghiệp.

2. Khó khăn khi bán hàng đa kênh

Có không ít khó khăn thách thức đối với sự phát triển của thương mại điện tử và bán hàng đa kênh đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cụ thể:

- Về nguồn lực: Bán hàng đa kênh đồng nghĩa với việc phải tốn nhiều nguồn lực hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khi tham gia bán hàng đa kênh muốn tiết kiệm chi phí thì phải điều hành các hoạt động như: Nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, đăng bán sản phẩm, tư vấn, chốt đơn, kiểm kho, liên hệ vận chuyển, kiểm tra thanh toán, chăm sóc khách hàng, báo cáo, quản lý… Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thường đảm nhận tất cả những công việc này một cách thủ công hoặc có sự trợ giúp của máy tính nhưng không đồng bộ, nhân lực và kỹ thuật quản lý phân theo từng kênh.

- Về nhân sự: Nguồn nhân lực về thương mại điện tử (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao) vẫn đang là vấn đề được nhiều DN quan tâm chú trọng để phát triển, do đặc thù của thương mại điện tử nên đòi hỏi nhóm lao động chuyên trách này vừa có kiến thức về công nghệ lại phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các xu hướng mới ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Theo VECOM, năm 2018, tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về thương mại điện tử không thay đổi nhiều so với các năm trước và thậm chí có chiều hướng giảm nhẹ.

- Về tài chính: Để tự khởi tạo một hệ thống bán hàng đa kênh, một doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ cần tối thiểu khoảng 23 triệu đồng (1000 USD) cho hệ thống phần mềm (chưa bao gồm phần cứng và lương nhân viên vận hành). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đây là khoản đầu tư khá lớn khi bắt đầu kinh doanh cho hình thức này. Do vậy, tiềm lực về tài chính vẫn là một trong những thách thức lớn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn khi bạn triển khai bán hàng đa kênh. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các phương án trước khi triển khai nhé.

Chúc bạn sớm thành công!

Tin đăng đã có 36 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 100.000
Vào shop AbitPhanMemQuanLy để xem thêm sản phẩm