Đang tải dữ liệu ...
  • Sách, Văn phòng phẩm
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Bi Kịch Mái Trường

923508 - 16:03, 15/04 - Toàn quốc - 236 - 2

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Nhà Xuất Bản

: Văn học

Đơn vị Phát hành

: Nhân Văn

Tác Giả

: Nguyễn Hữu Đàn

Ngày xuất bản

: 2010

Số trang

: 261 trang

Kích thước

: 14 x 20.5 cm

Trọng lượng

: 300 (gr)

Hình thức bìa

: Bìa mềm

Giới thiệu về nội dung:

Không cầu kì, nhưng bám sát vào hiện thực cuộc sống, tác giả đã thµnh công ở sự lựa chọn kiểu nhân vật. Mỗi nhân vật có diện mạo, cá tính riêng quyết định toàn bộ cốt truyện. Nguyễn Hữu Đàn không để tâm mấy vào sự phát triển của cốt truyện mà tự nhân vật chi phèi toàn bộ tình tiết, sự kiện trong tác phẩm. Sự thành công này chứng tỏ nhà văn vừa am hiểu sâu sắc, vừa có khả năng tích luỹ, tự đối thoại để thổi hồn vào nhân vật. Số lượng nhân vật không nhiều. Gấp sách lại, người ta vẫn nhớ tới một Đậu Phụng Quốc (Hiệu trưởng), Bí thư Đoàn trường Đức Công, giáo viên dạy môn Ngữ văn Ngân Xuyên và Trung Cao, Bí thư Chi bộ Hàn, nhân viên thư viện Nghiêm Linh, một vài giáo viên khác. Không gian và thời gian chỉ chñ yÕu xoay quanh trường 3 cấp Đại Thắng trong 1 năm học. Sự kiện không nhiều. Đáng lưu ý là trường đoạn đón đoàn cán bộ T.Ư về thăm và 1 kì thi tốt nghiệp.

Những ai tâm đắc với những giờ dạy say mê của mình hẳn không thể quên nhân vật Trung Cao. Một quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trở về học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp được nhận công tác dạy ở trường, sát nách quê hương. Thầy Trung Cao chỉ còn mang hết sự hiểu biết của mình để đào tạo những lớp người trẻ tuổi, tiếp nối cha anh, xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp. Những con người như Trung Cao đã được thử thách qua bom đạn, giáp mặt giữa cái sống và cái chết thì có khó khăn nào mà anh không vượt qua. Nhưng, thực tế, Trung Cao không vượt qua được rào cản. Đó là sự ngáng trở của lãnh đạo nhà trường. Bởi tính tình anh thẳng thắn, trung thực. Anh dễ bất bình với những hành vi sai trái của lãnh đạo và cũng dễ mắc vào bẫy của họ. Một con người giầu tâm hồn, lại có nghị lực, dám nói thẳng, vạch những sai trái của bất cứ người nào cho dù đó là lãnh đạo. Anh đã không được kết nạp Đảng cũng vì lí do đấy. Đấu tranh cho lẽ phải nhiều khi không biết tránh vào đâu. 

Người bạn đồng nghiệp tâm đắc, người anh yêu thiết tha, cháy bỏng là Ngân Xuyên đã nhiều lần khuyên anh không nên đấu tranh, nên nghe theo họ để được kết nạp vào Đảng, anh cũng không nghe. Anh vẫn chịu sự phân công của nhà trường, tích cực trong công tác chuyên môn, đạt giáo viên dạy giỏi của toàn tỉnh. Anh chỉ huy xưởng mộc của nhà trường làm việc hết mình. Nhưng, có ai biết nỗi xót xa trong lòng Trung Cao. Bi kịch tinh thần của người trí thức nhiều lúc không nói ra được. Anh lại phải sống với những kẻ cơ hội, khoác lác, bịp bợm, nịnh trên, nạt dưới. Cái đầu của họ rỗng tuyếch nhưng lúc nào cũng tỏ ra hơn người khác, làm sao anh không buồn. 

Số phận của Trung Cao, Ngân Xuyên lại phải đương mặt với những gì xúc phạm tới tâm hồn, tới nhân cách làm sao khỏi đau khổ. Bi kịch nội tâm của những trí thức đời mới còn ở chỗ đó. Trung Cao bị chuyển về một trường vừa học vừa làm trong huyện miền núi heo hút, cơ sở vật chất tuyềnh toàng, học sinh bỏ một nửa. Những ngày mưa bão, lụt lội, người ta cho cả trâu vào bất cứ phòng nào kể cả phòng Hiệu trưởng. Đến thăm những trường học rẻo cao, ta đều nhận ra cơ sở vật chất và số lượng học sinh... mới thấy cách miêu tả, khắc họa thật nét. Không biết đến bao giờ các trường học ở vùng xa xôi hẻo lánh mới thực sự khang trang như người ta mong ước?

Bệnh hình thức cũng là một bi kịch. Cảnh đón đoàn khách T.Ư về thăm trường 3 cấp Đại Thắng được miêu tả không nhiều nhưng gây ấn tượng đặc biệt: “Hơn 10 giờ xe mới đến. Thật khốn cho dân quê, thấp thỏm ra đón để đội trưởng ghi tên, từ lúc sáu giờ. Trời nắng, nhưng đường không vì thế mà ít bùn đi. Con đường liên hương vốn lầy sục càng lầy sục. Có lẽ leo lên bụi tre như khỉ lại dễ đi hơn. Người lớn cờ quạt đủ cả, nhưng nào có phất được đâu. Rõ khổ con đường như muốn hành hạ người về và cả người đón nữa… Nắng mồ hôi đã bắt đầu tác quái. Học sinh đã bất chấp lệnh cấm đội mũ nón lên đầu. Dĩ nhiên trước đông đủ quan khách các thầy cô giáo từ cấp 1 đến cấp 3 đều phải tươi cười, nhưng trong bụng thì bực bội lắm” (chương 11, trang 186). Biết bao băng cờ, khẩu hiệu căng lên. Nhưng tất cả chỉ là hình thức. Nào ai có biết cái vỏ bên trong của nó như thế nào? Khi học sinh được đoàn tham quan phỏng vấn, không trả lời đúng ý thầy Hiệu trưởng đã bố trí, ta hãy nghe Đậu Phụng Quốc gầm rú, chửi bới Trung Cao: “Tôi lừa người ta đã lắm, giờ còn bị anh lừa ư? Sao anh không hướng dẫn học sinh nói theo sự chuẩn bị của tôi? Sao không có một kế hoạch, một biểu mẫu nào để giới thiệu với đoàn? Toàn là một lũ ngớ ngẩn, nói những câu ngớ ngẩn. “Dạ! Học xong em sẽ làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần”. Người ta hỏi lại: Thế còn nghề mộc mà em được chuyên tâm đào tạo và đã có tay nghề? Thế là tịt luôn” (chương 14, trang 256). Bệnh thành tích dẫn đến những sự tình nhiều khi cười ra nước mắt.  

Kết thúc tiểu thuyết là sự kiện thi tốt nghiệp. Ba trường vừa học vừa làm thi chung một địa điểm. Toàn dân đi thi. Không biết tự đâu mà thi cử bị phá vỡ những luật lệ vốn được tôn thờ từ thời xưa. Lời của một phụ huynh đưa con đi thi: “Dân huyện ta hiếu học nhất. Tui chưa thấy nơi mô hiếu học bằng! Bữa ni là toàn dân đi thi! Nghỉ gặt để đi thi. Lúa chưa trục rồi về lại trục chứ có ai làm tranh, làm cướp đi mô. Cả làng, cả xóm, ai đi thi cũng đậu mà con mình trượt thì đâm đầu vô gốc tre mà chết cho rảnh việc”! (Chương 14, trang 244). Thật bi quan, chán chường cho việc học hành, thi cử. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ Nguyễn Hữu Đàn ghi lại: “Ba người cảnh sát khi đã có bài làm thì bỏ mặc nhiệm vụ. Họ vượt qua trước mắt Chủ tịch Hội đồng Thi, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ dễ dàng và không để ý nhào vào đoàn người ồ ạt và leo lên cửa sổ… dúi bài cho người nhà” (chương 14, trang 250). Một số người còn chạy vào tận cửa phòng thi trêu ghẹo cả Thanh tra Sở, bất chấp cả pháp luật: “Thầy im đi cho các em làm bài! Chúng tôi vào bảo vệ các thầy. Ủng hộ thi đấy chứ! Công an họ cũng bận như chúng tôi” (chương 14, trang 251). Thật nhốn nháo, ô hợp. Phản ánh không khí một kì thi, tác giả như đưa ra lời cảnh báo. Thực chất là bi kịch về tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Gấp lại trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, người đọc không khỏi bàng hoàng trước việc học hành thi cử của nước nhà trong quá khứ và có cả trong hiện tại. Làm thế nào để những bi kịch do chính con người gây ra sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi? Thiết nghĩ, câu hỏi ấy không chỉ dành cho một nhóm người mà cho cả xã hội. Cái hay của cuốn tiểu thuyết còn ở cách đi sâu vào tâm trạng nhân vật để mỗi kiểu nhân vật tự bộc bạch bằng thứ ngôn ngữ nội tâm. Không phải cây bút nào thời hiện đại này cũng có được!

Tin đăng đã có 236 lượt xem và 2 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 45.000 50.000
Vào shop sachgiamgia để xem thêm sản phẩm