Dê tam thế Tam dương Khai Thái Tượng dê đồng, Dê phong thủy, Ba con dê
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
5/5Bạn chưa đánh giá
Đây là biểu tượng 3 con dê đứng chung với nhau, thường được làm bằng đồng. Đó là lấy ý nghĩa từ trong Kinh Dịch mà ra:
* Kinh Dịch nói về quẻ Thái: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh. Hàm ý quẻ Thái tượng kẻ tiểu nhân lánh xa, người quân tử đến gần, tượng thông thuận, hanh thông, cát tường.
* Đại tượng truyện quẻ Địa Thiên Thái nói “Thiện Địa giao thái, hậu dĩ tài thành Thiên Địa chi đạo”. Ta thấy tượng của quẻ là Càn 3 vạch dương liền dưới quẻ Khôn 3 hào Âm đứt đoạn, 2 quẻ trên dưới mâu thuẫn nhau, tượng khí trời thì giáng xuống, khí đất từ dưới xông lên, 2 khí giao nhau nhờ đó mà vũ trụ giao hòa, các vật, sự việc đối nghịch nhau trở thành vuông tròn, thành tựu.
Quẻ Thái nói chung là biểu hiện điều tốt lành, cho nên mới có câu “hết cơn Bĩ cực tới hồi Thái lai” (Bĩ là quẻ Thiên Địa Bĩ, Thái tức là Thái của quẻ Địa Thiên Thái) để chỉ khi ta qua hết cơn khốn đốn đến vận hanh thông trở lại. Quẻ Thái tốt là nhờ sự nghịch đảo của quẻ Càn bên dưới, mà Càn có 3 hào Dương. Người ta lấy sự đồng âm trong Hán Ngữ mà chọn chữ Dương là dê, 3 hào Dương trở thành hình tượng 3 con dê là thế. Thay vì 3 hào Dương khai mở ra quẻ Thái lại trở thành 3 con dê đem lại quẻ Thái, đem lại sự thông thuận.
Tóm lại, người đang gặp vận rủi cần chuyển hóa thời vận thì nên đặt biểu tượng này, để cầu mong đem lại sự thông thuận như ý quẻ Thái.
-----------------------------------------------------------
Đôi nét về Dê:
Dê là một trong những con vật được loài người thuần dưỡng từ rất sớm, cách đây khoảng hai vạn năm. Các nước ở Trung Đông và Ấn Độ nuôi dê từ rất sớm, sau đó mới tới Ai Cập, các nước Phương Tây, Châu và Châu Phi.
Thời thượng cổ, con người đã biết săn bắt thú rừng để ăn thịt. Dê là một con vật hiền lành nên thường là đối tượng săn bắt chính. Trong nhiều lần khai quật khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy hình ảnh con dê xuất hiện trên rất nhiều dụng cụ săn bắt, trên rìu đồng, cán dao.... Trên các vách đá hay các hang động, người ta cũng hay bắt gặp những nét vẽ thô sơ, nghuệch ngoạc nhưng sống động, ghi lại cảnh một đoàn người đang săn đuổi thú rừng, trong đó có cả hình ảnh của những con dê.
Hiện nay người ta cho rằng có ba nhóm dê có nguồn gốc từ ba loài dê rừng: nhóm dê châu Âu, châu Á và dê châu Phi. So với dê rừng, dê nuôi có sừng nhỏ và yếu hơn, đôi khi thiếu hẳn, tai dài hay ngắn hơn tuỳ giống. Riêng màu sắc và phẩm chất lông thay đổi nhiều nhất, rõ nhất là dê giống Angôra và Casơmia có lông dài mịn như lông cừu.
Bằng kinh nghiệm tích luỹ được, con người thuần dưỡng dê và nó trở thành một nhân vật nuôi trong nhà. Vì dê là một con vật có ích, có liên quan đến sự sinh tồn của con người nên họ dần dần sùng bái chúng. Cùng với việc lấy mặt trời làm chuẩn cho một ngày lao động, người ta đã dùng 12 con vật, gồm những con vật hiền lành và những con vật uy nghi, mà người ta không thể hiểu nổi, để tính thời gian. Dê là một trong 12 con vật ấy.
Từ xưa người ta hay dùng dê để tế lễ. Trong thần thoại Hy lạp, khi tế thần Dớt người ta phải dâng dê, bò thui đốt, tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt , lợn và dê con.
Ở Trung Quốc thời xưa, vua chúa thường dùng dê trong lễ cốc sóc, đó là lễ vào ngày mùng một đầu năm trước ngọ môn để làm lịch năm mới cho cả nước. Sách luận ngữ viết về cuộc tranh luận giữa Tử Cống và Khổng Tử như sau:
Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ cốc sóc. Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử bảo: " Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ". Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ cốc sóc nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc.
Bởi dê quan trọng nên nó được xuất hiện nhiều trong văn học và các điển cố văn học. Đó là điển tích " Tin nhạn" ( chỉ thư tín) gắn với chuyện Tô Vũ đi chăn dê. Sau này chính hình ảnh của Tô Vũ được vẽ ở gác Kỳ Lân nhằm nêu cao công tạng và gương trung nghĩa cho đời.
Trong điển cố văn học còn có từ " dương xa" ( xe dê chỉ việc đưa đón ái ân).
Trong thần thoại Hy Lạp, thần Pan với cặp chân lông lá, râu ria xồm xoàm, khi thở hơi hôi có lẽ cũng là hình ảnh tinh chiên ( mùi cá tanh, mùi dê hôi).
Trong văn học cổ Trung Quốc, khi nói về những người dân làm nghề du mục ở phía Bắc, và Nguyễn Đình Chiểu trong " Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc" cũng gọi thực dân Pháp là " tinh chiên" để tỏ ý khinh bỉ: " Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ".
Có lẽ hình tượng của dê, ông chủ có bộ dâu dài, lại gắn với hình ảnh hôi hám, bẩn thỉu sao đó mà những kẻ rậm râu, sâu mắt hay được gọi là " dê cụ". Kể ra sự so sánh ví von đó cũng chưa thật đúng, vì dê vốn là con vật hiền lành, dễ hoảng và rất nhát, nên thật oan uổng nếu gắn cho nó những thói hư tật xấu của xã hội loài người.
MỸ NGHỆ VIỆT NAM - MYNGHEVIETNAM.COM.
* Hà Nội. Số 491A Giải Phóng, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội.
Tel. 04. 6680.1314 - Mob. 0986.896.995 - 0902 004 660
* Sài Gòn. Số 403 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline. 0906.935.095 - 0973.781.545
* Đồng Nai. Số 56/2 Khu Phố 1, P.Hố Nai, Tp.Biên Hòa, T.Đồng Nai.
Hotline. 0906.028.555 - 090678.1545
Email. contact@mynghevietnam.com. For more details , pls contact us. Thanks so much!
Yahoo: nguyenviet109
Email. contact@mynghevietnam.com .
(Bản đồ đến cửa hàng mỹ nghệ)
For more details , pls contact us. Thanks so much!
Hãy liên lạc với chúng tôi để có giá tốt nhất ! Chúng tôi rất mong được phục vụ và tư vấn quý khách.
lượt đánh giá
5/5Bạn chưa đánh giá