Đang tải dữ liệu ...
  • Sách, Văn phòng phẩm
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Kỳ Án Giấc Mơ Blue Balliet

710301 - 14:35, 21/07 - Toàn quốc - 458

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Ảnh số 2

 

Giá bán: 45.000 đồng

Nhà xuất bản: Công ty cổ phần xuất bản và truyền thông IPM và NXB Văn học

Tác giả: Blue Balliet

 

Sinh ra và lớn lên ở một thành phố đông đúc, mưu sinh bằng công việc ổn định là giáo viên tiểu học… tiểu sử của nhà văn Mỹ Blue Balliet cũng bình dị như bao cư dân khác trên địa cầu này. Tiểu sử ấy chỉ bắt đầu đáng chú ý khi chủ nhân nó dấn thân vào con đường sáng tác văn chương. Cuối năm 2003, không một điềm báo trước, tác phẩm đầu tay Kỳ án giấc mơ của cô thình lình xuất hiện trên giá sách thế giới, rạng rỡ như cầu vồng sau mưa khi lập tức đứng Top 10 truyện bí hiểm cho tuổi trẻ và liên tục đoạt nhiều giải thưởng danh giá như Agatha Christie, Allen Edgar Poe, Book Sense, Tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên do Chicago Tribune trao tặng v.v… Lặng lẽ hình thành từ những tích lũy ngẫu nhiên và tất yếu trong cuộc sống của tác giả, Kỳ án giấc mơ là câu truyện khai sinh bằng thần thức chứ không phải ý thức. Từ nó, người ta cảm thụ được nhiều chiêm nghiệm và thử nghiệm bỡ ngỡ nhưng đầy háo hức của một tâm hồn ham khám phá.

Bị Newsweek lười biếng dán nhãn “Mật mã Da Vinci dành cho tuổi tween”, song Kỳ án giấc mơ thuộc một dạng trinh thám khác hẳn với cuốn sách nổi tiếng ấy của Dan Brown. Không gian bồng bềnh kỳ diệu của nó không đòi hỏi ở các độc giả nhỏ tuổi một khả năng phán đoán lý tính, chỉ cần các em biết tưởng tượng và sẵn lòng chấp nhận thực tế rằng quanh ta vẫn đang tồn tại nhiều điều khó lý giải.

II. Tác phẩm:

Qua Kỳ án giấc mơ, Balliet chứng minh một sự thật hiển nhiên rằng nghệ thuật hay trinh thám đều không phải là địa hạt của riêng ai cả. Người ta không cần phải là Sherlock Holmes, Robert Langdon hay Lê Phong phóng viên mới vén được những bức màn bí mật. Đơn giản chỉ cần cầm quyển sách lên, im lặng theo chân hai đứa trẻ Calder và Petra, nếu muốn thì cứ rảo bước cho kịp chúng, ta sẽ dễ dàng tiến vào vòng xoáy hòa trộn của những giấc mơ, của những nếp gấp trong lịch sử hội họa và của dòng suy luận vượt hẳn lên logic thông thường.

Tâm điểm câu chuyện là vụ mất tích bức tranh Thiếu phụ viết của Jan Vermeer. Trong các danh gia của mỹ thuật thế giới, Vermeer thuộc vào hàng những nhân vật bí ẩn nhất. Ông có 11 người con và bỏ lại trên vai chúng một khoản nợ tài chính chất chồng khi chết đi. Không ai rõ ông sống ra sao, thu nhập từ nguồn nào, số phận gia đình ông đến nay vẫn là một điểm mù lịch sử. Là thiên tài hội họa nhưng Vermeer sáng tác rất hạn chế, nội dung phần lớn chỉ tập trung vào sinh hoạt của vài ba người trên nền cảnh của một căn nhà duy nhất. Một góc cửa sổ, một hướng ánh sáng tái xuất nhiều lần trong những bức tranh tỏ ra là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của Vermeer. Tỷ lệ nghịch với tính đơn điệu về đề tài là sự phong phú và sâu sắc về thể hiện, khơi gợi kha khá tin đồn đoán cũng như ý tưởng cho nhiều tác phẩm thuộc thể loại khác. Năm thế kỷ sau thời đại Vermeer, bức tranh Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của ông trở thành cảm hứng cho tiểu thuyết lãng mạn cùng tên của Tracy Chavelier và sau đó là bộ phim cùng tên của Peter Webber. Lượng tác phẩm được xác định đích thực là của Vermeer rơi vào quãng 34 bức, nhưng số tác phẩm của môn đệ hay những người cùng trường phái bị gán cho là của ông lại gấp đôi số ấy.

Trong Kỳ án giấc mơ, Balliet đặt ra nhu cầu thẩm định lại nguồn gốc thực sự của những bức tranh mạo nhận nọ. Một đêm trăng vàng ở Chicago, có ba lá thư nặc danh cùng nội dung gửi đến cho ba người riêng rẽ (một ông già, một bà già và một cô gái trẻ), yêu cầu họ tham gia vạch trần sự ăn theo giả dối này. Chẳng bao lâu sau mấy lá thư, bức tranh Thiếu phụ viết biến mất trên đường vận chuyển, kẻ đánh cắp nhắn tin đến các báo lớn, đe dọa rằng nếu các bảo tàng và các nhà sưu tập không cải chính những tác phẩm mạo danh Vermeer, hắn ta sẽ hủy hoại Thiếu phụ viết. Từ đây, một làn sóng nghiên cứu và bình phẩm nghệ thuật xô mạnh đến tất cả các ngóc ngách thế giới, từ người công nhân bình thường đến bậc học giả đều nhận thấy hóa ra mình thừa khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của một tác phẩm và có trách nhiệm phân biệt tính chân giả của chúng.

Trong lúc dư luận say sưa với hoạt động mới mẻ ấy thì Cục Điều tra Liên bang dồn sức truy lùng bức họa bị đánh cắp, nhưng hi vọng tìm được ngày một mong manh. Cách đó không xa, có hai đứa trẻ đang lặng lẽ sống đời học trò, vì một sự kiện tình cờ mà bị cuốn vào hành trình giải cứu Thiếu phụ viết, dấn thân vào những trải nghiệm mới mẻ và cuối cùng trở thành bạn chí cốt của nhau.

Nhân vật trong Kỳ án giấc mơ là một tập hợp những chân dung lập dị. Đặc điểm của họ là sự cô đơn và tách biệt hầu như vô lý giữa một cộng đồng hòa thuận đông đúc. Họ đi vơ vẩn trong cõi thế mênh mang nào đó của tâm hồn, của suy tưởng và của những giao cảm xuyên thời gian, mặc cho dòng chảy thực tế cứ cuồn cuộn bên mình. Petra hay đắm chìm vào những câu hỏi không lời đáp, chẳng hạn vì sao màu vàng lại vui tươi, tại sao một số từ nghe có vẻ tinh tế tao nhã hơn những từ khác, điều gì khiến những từ như “hành tây” hay “trà túi lọc” thật đơn điệu còn “băng” hay “tuyệt trần” nghe lại văn vẻ? Calder thì thường xuyên hiện thực hóa lời giải cho những băn khoăn bằng cách rút ngẫu các miếng pentomino. Pentomino là một bộ dụng cụ toán học gồm 12 miếng. Mỗi miếng được ghép bằng năm hình vuông có ít nhất một cạnh chung. Xưa nay các nhà toán học trên thế giới thường sử dụng pentomino để khám phá những ý tưởng về hình học và các con số, trẻ em thì dùng chúng chơi xếp hình lego. Nhưng chắc chỉ mình Balliet nhìn thấy ở nó khả năng mật mã hóa các thông điệp văn bản, khả năng tiên liệu sự việc cũng như lắp ghép đáp án cho một câu đố. Trong Kỳ án giấc mơ, toàn bộ tin nhắn và thư từ giữa Calder với bạn thân Tommy đều được mã hóa theo pentomino, rồi cũng chính pentomino lại giúp cậu chắp nối một cách tài tình các bí ẩn xoay quanh vụ đánh cắp Thiếu phụ viết, đặc biệt là loại bí ẩn nấp sau những sự kiện nhìn bề ngoài hoàn toàn độc lập với nhau, ví dụ: cơn mưa ếch ở Anh hồi đầu thế kỷ XX và sự mất tích của một cậu bé bình thường người Mỹ vào đầu thế kỷ XXI, ngày Jan Vermeer từ trần và ngày Petra – Calder ra đời, sô cô la M&M màu xanh lam và sự thăng hoa trong suy luận v.v…

Cùng với pentomino, Blue Balliet đưa vào Kỳ án giấc mơ nhiều chủ đề ít được nhắc đến trong các tiểu thuyết xưa nay. Một trong những chủ đề ấy là cuốn sách Lo! của Charles Fort, một dạng biên niên ký về các hiện tượng không tài nào giải thích nổi trong lịch sử thế giới, chẳng hạn mưa rắn độc ở Oxfordshire, tuyết rơi lẫn với sâu ở Thụy Điển, hàng thùng ốc trút từ trên trời xuống đất Worchester, động vật hoang dã xuất hiện ở những chỗ vốn không có chúng, nhiều người biến mất rồi lại xuất hiện ở một nơi cách xa quê nhà, hoàn toàn ngơ ngác và mất phương hướng v.v… Trong cuốn sách của mình, Fort không chỉ làm công việc thu thập tài liệu và biên chép, ông còn nhấn mạnh một điều: con người bất lực trước các hiện tượng khác thường bởi họ luôn cố lý giải chúng theo logic thông thường. Đây cũng chính là yếu lĩnh cần nhớ nếu chúng ta muốn đi trọn hành trình của Kỳ án giấc mơ, bởi ở rất nhiều tình tiết, người đọc gần như không theo kịp lối suy luận đầy mê hoặc của Calder và Petra, như khi chúng tìm ra mối liên hệ giữa hai cụm từ hạt-trai-gót-giày và tranh-giấu-ở-đây để dò ra chỗ cất bức họa bị đánh cắp, hay như khi chúng gõ 12 bức tường ô vuông để xác định chỗ cất bức tranh. Những lúc như thế là lúc ta cần dùng quan điểm của Fort làm kim chỉ hướng.

Ngoài pentomino và Charles Fort, Blue Balliet đưa ra nhiều nhận định mới mẻ về số 12, về sô cô la M&M và về tác dụng của những con ếch trong việc giải đố. Số 12 là một chìa khóa quan trọng để dò ra dấu vết bức Thiếu phụ viết cũng như giúp hậu thế suy đoán thêm về cuộc đời Vermeer: tên bức tranh gồm 12 ký tự, tên đầy đủ của cả Petra và Calder đều gồm 12 chữ cái, hai đứa đều sinh ngày 12 tháng 12, ngày này cũng là ngày Jan Vermeer qua đời… Thật lạ lùng khi có quá nhiều sự trùng hợp đến thế, vậy sự móc nối giữa chúng là gì? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy nếu chúng ta theo dõi đến trang cuối cùng.

Chuyến phiêu lưu này diễn ra trên nền lá thu vàng của Chicago, thể hiện bằng một giọng văn súc tích thông minh, mang trong mình siêu liên kết đến nhiều nội dung vô cùng phong phú, về văn học thì có trích dẫn những lá thư nổi tiếng của Fidel Castro, Albert Einstein, Graham Bell dành cho trẻ em; về lịch sử thì đặt ẩn ý trong từng tên người, từng tình tiết: ví dụ Petra nguyên là tên một thành cổ đã tuyệt tích ở Jordan, về toán học thì triển khai những ứng dụng mới trên bộ pentomino v.v…

Bên cạnh đó, Kỳ án giấc mơ còn mang ý nghĩa giáo dục rất lớn khi tình cờ trở thành sách tham khảo ngoại khóa cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Mỹ. Theo thống kê tại trang chủ của tác giả, có tới hơn 100 trò chơi liên quan đến tình tiết, tên riêng và hình vẽ của cuốn sách này, chia làm bốn nhóm chính là: thư mật mã, giải ô chữ pentomino, theo dấu lịch sử và nhìn tranh đoán manh mối.

Sau hết, Kỳ án giấc mơ là một thế giới lung linh, nơi trí óc trẻ con thách thức ngay cả người lớn và dụ dỗ họ quay về với nhãn quan trong sáng của ấu thời.

Tin đăng đã có 458 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 36.000 45.000
Vào shop Bookaholics để xem thêm sản phẩm