Phúc Bồn Tử Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ, phòng điều trị ung thư
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Phúc bồn tử (hay còn gọi là quả mâm xôi) là một loại cây thuộc họ dâu, có màu đỏ sẫm, vị ngọt, hơi chua, thường mọc trên núi ở vùng khí hậu lạnh. Mùa thu hoạch từ tháng bảy đến tháng tám hằng năm.
TS-BS dinh dưỡng Huy Phong (Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng TP.HCM) cho biết:
theo y học cổ truyền, phúc bồn tử là loại thuốc bổ can, thận, đã có từ rất lâu đời giúp làm ấm cho cơ thể, do đó có tác dụng bảo vệ gan và tăng cường năng lượng. Đặc biệt, phúc bồn tử phù hợp cho những người bị cảm lạnh. Gần đây, y học hiện đại còn phát hiện ra phúc bồn tử có tác dụng ngăn chặn ung thư, chống lão hóa và chứng xơ cứng động mạch, điều tiết hệ thống sinh dục và nhiều tác dụng khác.
Kháng viêm, tăng cường miễn dịch:
Với một hàm lượng lớn chất flavonoid, phúc bồn tử có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng... đặc biệt làm nhuận da và bảo vệ da, nên nó góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp da.
Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ:
Trong thành phần của phúc bồn tử có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa, loại chất này khi vào cơ thể sẽ có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực cũng như có tác dụng kiện não, ích trí, tăng khả năng tư duy.
Bổ thận, trợ dương:
Phúc bồn tử có các hoạt tính giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, nâng cao thần kinh hưng phấn. Từ đó, phúc bồn tử có tác dụng tốt trong phòng chữa những trường hợp liệt dương hoặc suy giảm ham muốn... Phúc bồn tử điều trị chứng tiểu nhiều, tiểu rắt; hạn chế tình trạng tóc bạc sớm, béo phì.
Phòng và điều trị ung thư:
Một loại thành phần cực kỳ có lợi cho sức khỏe là anthocyanin đã được tìm thấy trong phúc bồn tử chất này có tác dụng phá vỡ các gốc tự do phòng chữa bệnh ung thư.
Cách dùng:
Có thể rửa sạch dùng như loại trái cây hoặc chế biến làm kem, yaourt, nhân mứt bánh, hay làm thành nước trái cây, rượu... Trước đây, loại trái này được nhập từ nước ngoài. Gần đây, trên thị trường có loại phúc bồn tử được trồng Lâm Đồng.
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá