Gồm 8 hộp ,mỗi hộp 3 tập:
1.Hộp 3 tập, các năm 114-115-116 Giá: 160000
2.Hộp 3 tập, các năm 117-118-119 Giá: 160000
3.Hộp 3 tập, các năm 1920-1921-1922 Giá: 200.000
4.Hộp 3 tập, các năm 1923-1924-1925 Giá: 160000
5.Hộp 3 tập, các năm 1926-1927-1928 Giá: 160000
6.Hộp 3 tập, các năm 1929-1930-1931 Giá: 160000
7.Hộp 3 tập, các năm 1932-1933-1934 Giá: 175000
8.Hộp 3 tập, các năm 1935-1936-1937 Giá: 275000
Những Người Bạn Cố Đô Huế: Những người, vì nhiều nguyên cớ khác nhau, đã phải lưu tâm đến kinh thành Huế và đã nghiên cứu những bản đồ của kinh thành được lập vào nhiều thời khác nhau, chắc chắn đã phải băn khoăn vì sự khác biệt nhau rất lớn tồn tại giữa một số bản đồ trong những bản đồ hiện có; cũng như những sai lầm trong khi vẽ bản đồ mà một trong những bản đồ ấy đã biểu hiện ra ngay trong việc phác hoạ các bức tường của kinh thành.
Đối với sử iga cũng như đối với nhà khảo cổ học, Huế nằm về phía bắc của lãnh thổ thuộc quốc gia Chăm ngày xưa, và hơi nằm về phía nam của nước An-nam thời cổ. Một vị trí trí tuyệt diệu để nghiên cứu thời quá khứ của dân tộc Chăm cũng như dân tộc An-nam. Có hia phương pháp đã cung hiến cho tác giả để thể hiện đầy đủ chương trình đã đề ra. Trước tiên là thừa nhận theo thứ tự niên đại. Phương cách này, mới thoạt nhìn xem ra có bề thuận lợi, nhưng đã tức khắc rỏ ra khó thích hợp khi những biến cố của hia quốc gia trong việc giới thiệu và đưa lại sự lộn xộn. Nên tác giả đã chọn phương cách thứ hai, phương cách này nằm ở việc nghiên cứu kế tiếp nhau: nước Chămpa rồi đến nước An-nam.
Những sai lầm về chính trị, sự chểnh mảng của một số nhà cai trị hàng đầu hoặc sự lạm quyền của một số ông Thượng thư trơ tráo xấc xược, đã làm giảm thiểu sức kháng cự của nước Chămpa. Từ đó, nước Chămpa rút dần về phương Nam, nhưng không phải không có đôi lần phản ứng lại mạnh mẽ để trừng trị nghiêm khắc kẻ chiến thắng. Ngay tức khắc, nơớc Chămpa sẽ được rút về những tỉnh vừa thấy những năm đầu tiên sự vinh quang măng trẻ của mình.
Như vậy, vùng đất xứ Trung Kỳ, đã là nơi dung hợp lẫn lộn cả hai nền văn minh, của hai đối cực nói giống ngược nhau; một giống người đã phô diễn tư tưởng của họ dưới dạng chữ viết tượng hình; một giống người kia thì thấm nhuần ảnh hưởng của thế giới loài người bằng chữ viết Sanskrit. Một sự so sánh dễ dàng, nhưng luôn luôn chính xác, được gợi nên bởi những nét đặc trưng về hình thái của xứ sở này, là sự so sánh với những thúng gạo mang ở hai đầu đòn gánh tre cong oằn. Hai cái thúng ấy là các vùng đồng bằng phì nhiêu giàu có Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đón gánh tre chính là xứ Trung Kỳ; cũng như cây tre có những đốt mắt lóng, xứ Trung Kỳ bị ngăn ra bởi những dãy Hoàng Sơn chạy từ dãy Trường Sơn về biển. Trong những ô ngăn ấy, bình nguyên trải rộng theo chiều dài, kéo thành nhiều ngăn liên tục từ Bắc đến Nam. Giữa các cánh đồng bằng ấy, đường sá ngày xưa rất khó đi. Những nơi này chỉ được tạo nên bởi một bãi cát hẹp và cằn cỗi, những nơi khác, là đồng bằng phì nhiêu với những dòng sông cuồn cuộn chảy, nền văn mình Chăm đã nở rộ trong đó. Vậy, nét đặc trưng về cấu trúc xứ Trung Kỳ đã điều kiện hoá mật thiết sự bành trướng của người Chăm cũng như sự phát triển về chính trị và nghệ thuật trong nền văn hoá của họ. Sự chia nhỏ dần dần quốc gia này mà không làm sụp đổ toàn bộ, ngược lại với điều mà người ta đã chứng minh đối với Cam-bốt, có lẽ đã phát xuất từ sự chia ô ngăn của hình thể xứ này...
Mời bạn đón đọc.
|