Đá CZ và Moissanite là gì Đá CZ và Moissanite đâu mới là phiên bản gần giống nhất với kim cương
3774503
-
00:53, 20/11
-
Hồ Chí Minh
-
56
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng trang sức lấp lánh ngày càng phổ biến, bên cạnh kim cương, các loại đá nhân tạo với vẻ ngoài rực rỡ cũng dần được đưa vào lĩnh vực chế tác. Trong đó, nổi bật nhất là đá CZ và đá Moissanite. Vậy đá CZ và Moissanite là gì và đâu mới là phiên bản gần giống nhất với kim cương thiên nhiên? Hãy cùng Tierra tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đá CZ và Moissanite là gì? Đá CZ là gì? Đá CZ (Cubic Zirconia) thường được mọi người biết đến là kim cương nhân tạo. Nhưng thật chất chúng là các tinh thể được tạo ra từ quá trình tinh chế hỗn hợp với thành phần bột zirconium oxide có độ tinh khiết cao ở nhiệt độ, áp suất lớn. Cubic Zirconia được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, do đó còn có tên là Fianit). Bởi vì sở hữu các đặc tính quang học, vật lý, hóa học,... tương tự với kim cương nhưng chi phí lại thấp hơn, đá CZ nhanh chóng được phát triển và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp trang sức như một nguồn kim cương thay thế. Đá Moissanite là gì? Đá Moissanite là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành trong quá trình địa chất cấu tạo từ Silicon Carbide hoặc Carborundum. Năm 1893, ông Henri Moissan đã phát hiện ra đá Moissanite khi kiểm tra các mẫu đá từ một miệng thiên thạch ở Canyon Diablo, Arizona. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1904 ông mới xác định chính xác tinh thể này là một loại khoáng vật mới và đặt tên là Silicon Carbide. Về sau, khoáng vật được đổi tên thành Moissanite để tưởng nhớ Moissan. Đá Moissanite cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên, thường chỉ được tìm thấy tại những thiên thạch hay mỏ kim cương tự nhiên. Tuy vậy, đá Moissanite sau này đã được sản xuất hàng loạt từ hợp chất của Silic và Cacbon hay còn gọi là Silic Cacbua (SiC). Sau đó được sử dụng rộng rãi như một hợp chất để bào mòn hoặc cách điện cho những vật chất khác. Tinh thể Moissanite với độ tinh khiết cao có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng trang sức, như là một loại kim cương nhân tạo. Đá CZ và Moissanite có vẻ đẹp tương đồng với kim cương tự nhiên Mua ngay: Nhẫn kim cương Emerald kết hợp Fancy Halo NKC8210 So sánh đặc tính đá CZ và Moissanite Độ cứng của đá CZ và Moissanite Kim cương là loại đá quý cứng nhất nhất thế giới và đạt điểm tuyệt đối là 10 trên thang đo độ cứng Mohs. Đá Moissanite chiếm vị trí thứ 2 trên thang đo với số điểm là 9,25. Điều này góp phần làm cho Moissanite lý tưởng để đeo hàng ngày. Nó có khả năng chống hư hỏng và mài mòn cao. Đặc biệt, Moissanite có khả năng chịu nhiệt cao hơn cả kim cương, có nghĩa là ngay cả khi ở trong lửa, đá Moissanite vẫn giữ được độ lấp lánh và vẻ đẹp của mình. Đá CZ cũng có độ cứng cao nhưng xếp sau kim cương và đá Moissanite với 8 đến 8,5 điểm. Về độ bền, tức là khả năng chống vỡ của đá quý, kim cương và Moissanite đều cứng hơn nhiều so với CZ. Moissanite có xếp hạng độ bền là 7,6 PSI trong khi CZ chỉ là 2,4 PSI. Điều này có nghĩa là đá Moissanite có khả năng chống hư hỏng gấp 3 lần so với đá CZ. Màu sắc và độ tinh khiết của đá CZ và Moissanite Để có thể được mang ra thị trường, đá CZ phải đạt các tiêu chuẩn hoàn hảo cả về màu sắc và độ tinh khiết. Trên thực tế, đá CZ trong các món trang sức hiện nay đều có cấp màu D, tương đương với thang đo màu sắc cao nhất của kim cương. Mặt khác, đá Moissanite hiếm khi hoàn toàn không màu mà thường chứa các sắc xanh lục, xám hoặc hơi vàng và thậm chí đôi khi sẽ có một số sai sót về cấu trúc. Điều này là do quá trình sản xuất Moissanite rất phức tạp. Giống như kim cương, đá Moissanite không bao giờ hoàn hảo và luôn chứa các tạp chất nhỏ. Khả năng chống bụi bẩn của đá CZ và Moissanite Theo thời gian, với sự tích tụ của bụi bẩn, cả đá CZ và Moissanite đều có thể trở nên mờ dần. Điều này có thể đến từ việc sử dụng chất tẩy rửa gia dụng, mỹ phẩm và bụi,.... khiến đá mất đi độ lấp lánh và xỉn màu. Tuy nhiên đá Moissanite có khả năng chống bụi bẩn tốt hơn so với đá CZ. Các lớp bụi rất dễ trú lại trên bề mặt đá và làm cho CZ mất vẻ lấp lánh với tốc độ nhanh hơn. Do đó, đá CZ sẽ cần được làm sạch thường xuyên hơn đá Moissanite. XEM THÊM: đá cz và moissaniteTin đăng đã có 56 lượt xem và 0 phản hồi
Sản phẩm khác của "danhgiaxe13"
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá