Đang tải dữ liệu ...
  • Dịch vụ tổng hợp
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Quy trình bảo trì máy phát điện

3804509 - 17:29, 25/07 - Hồ Chí Minh - 14

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Bảo trì bảo dưỡng máy phát điện là công việc vô cùng quan trọng. Đảm bảo cho tổ máy phát điện hoạt động ổn định đủ công suất, nâng cao hiệu suất, và đặc biệt là giúp tăng độ bền và tuổi thọ cho tổ máy. Máy phát điện là thiết bị quan trọng được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên cũng như nhiều loại máy móc khác, việc bảo trì máy phát điện là vô cùng quan trọng để có thể sử dụng lâu dài. Hãy cùng Fixx24h tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện trong bài viết dưới đây nhé!

I. Các bước chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

- Bước 1: Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ chuyên dụng cho việc bảo trì

- Bước 2: Mặc trang phục bảo hộ lao động. Trang phục phải gọn gàng tránh trường hợp khi chạy máy thì bị cuốn vào cánh quạt

- Bước 3: Lắp đặt biển báo để đảm bảo an toàn. Không cho người không liên quan vào phạm vi khu vực bảo trì.

- Bước 4:  Tắt máy, phải chắc chắc 100% rằng máy không hoạt động và đã nguội trước khi thực hiện bảo trì.

- Bước 5: Tắt toàn bộ chế độ hoạt động bao gồm: Tắt điện nguồn vào tủ điều khiển, tắt tải của đầu phát,...

- Bước 6: Kiểm tra tổng thể máy phát điện. Kiểm tra độ rò rỉ và những dấu hiệu bất thường trước khi thực hiện công việc.

Ghi chú: Người thực hiện phải là người có trình độ kỹ thuật chuyên môn, Có đầy đủ thiết bị chuyên dụng, và đã được đào tạo an toàn lao động để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện.

II. Quy trình bảo trì,bảo dưỡng máy phát điện chế độ A 

- Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ A: 01-03 tháng / 1 lần
- Mục đích đạt được: Kiểm tra và căn chỉnh lại tổng thể máy để bảo đảm máy hoạt động ổn định. Kịp thời phát hiện hoặc tiên lượng những hư hỏng của hệ thống trong  thời gian sắp tới và làm biên bản đề xuất sửa chữa hoặc thay thế thiết bị để chủ đầu tư có phương án xử lý sớm.
- Nơi thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng chế độ A: Trực tiếp tại vị trí đặt máy phát điện của công trình.
- Nội dung công việc thực hiện như sau:
+ Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và bắt đầu thực hiện check A)
+ Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
+ Kiểm tra thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
+ Kiểm tra áp lực nhớt.
+ Kiểm tra tiếng động lạ.
+ Kiểm tra hệ thống khí nạp.
+ Kiểm tra hệ thống xã.
+ Kiểm tra ống thông hơi.
+ Kiểm tra độ căng đai của dây curoa
+ Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
+ Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế.
+ Kiểm tra acquy
+ Kiểm tra tần số dòng điện
+ Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện
+ Vê sinh tổng thể toàn bộ máy
+ Cân chỉnh máy để đạt hiệu suất cao nhất
+ Chạy thử máy 15 phút
+ Bàn giao lại máy (có biên bản bàn giao)

III. Quy trình bảo trì,bảo dưỡng máy phát điện chế độ B

Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ B: 12 tháng / 1 lần hoặc 250 giờ máy chạy tùy theo điều kiện nào đến trước

- Mục đích đạt được: Thay thế lọc cho máy phát điện, Thay dầu nhớt, Thay nước làm mát chống đông cặn, căn chỉnh hệ thống để máy hoạt động có hiệu suất cao nhất, Vệ sinh sạch sẽ máy phát điện và phòng máy phát điện. Lập báo cáo tình trạng và các đề xuất liên quan đến hệ thống.

- Nơi thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng chế độ B: Trực tiếp tại vị trí đặt máy phát điện của công trình.

- Nội dung công việc thực hiện như sau: Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và và bắt đầu thực hiện check B)

A. Hệ thống giải nhiệt : 

- Sục rửa két nước bằng dung dịch chuyên dụng
- Thay nước làm mát chống đông cặn
- Xịt rửa dàn dải nhiệt, và vệ sinh bên ngoài két nước
- Kiểm tra rò rỉ hệ thống giải nhiệt động cơ
- Kiểm tra các hệ thống ống, khớp nối nước làm mát
- Kiểm tra dây curoa 
- Kiểm tra cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió
- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ

B. Hệ thống bôi trơn

- Thay dầu nhớt
- Thay lọc dầu
- Thay lọc dầu nhánh
- Kiểm tra rò rỉ dầu (trên động cơ và trên các lọc)
- Kiểm tra nhiệt độ dầu
- Kiểm tra áp lực dầu

C. Hệ thống nhiên liệu

- Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu
- Thay lọc nhiên liệu
- Thay lọc tách nước
- Kiểm tra nhiệt nhiên liệu (cấp và hồi)
- Kiểm tra bơm dầu cao áp

D. Hệ thống khí nạp

- Kiểm tra rò rỉ hệ thống khí nạp
- Kiểm tra khớp nối (mềm & cứng)
- Kiểm tra trạng thái khí nam (đo áp suất khí nạp - tùy từng máy)
- Kiểm tra lọc thông hơi Catte
- Thay lọc gió (Đối với lọc gió có thể tái sử dụng 2-3 năm kỹ thuật sẽ kiểm tra trước khi thay thế nếu vẫn tốt sẽ tái sử dụng để tiết kiệm chi phí)
- Kiểm tra nhiệt độ khí nạp (tùy từng máy mới có)

E. Hê thống khí thải

- Kiểm tra rò rỉ hệ thống thoát khói
- Kiểm tra màu khí thải
- Kiểm tra hệ thống lọc khói (tùy từng hệ thống mới có)
- Thay thế lọc khói máy phát điện

G. Hệ thống khởi động

- Kiểm tra Sạc Ác quy (Sạc Diamo và Sạc tự động bằng điện lưới)
- Mức nước Axit của Ác quy (đối với Ác quy nước)
- Đo điện Áp Ác quy 
- Kiểm tra độ sụt áp của Ác Quy khi đề máy
- Đo nội trở Ác quy
- Kiểm tra cực của Ác quy
- Kiểm tra hệ thống giây điện nối Ác Quy 
- Kiểm tra củ đề 

H. Động cơ

- Kiểm tra tổng thể trước khi chạy máy
- Kiểm tra tổng thể trong quá trình chạy máy
- Kiểm tra tiếng động lạ trong quá trình chạy máy
- Kiểm tra độ rung  của máy trong quá trình chạy
- Kiểm tra các chỉ số trên bảng điều khiển
- Căn chỉnh cài đặt các thông số về theo chuẩn máy phát điện

I. Đầu phát điện

- Kiểm tra kết nối tiếp xúc cáp động lực
- Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu phát
- Đo độ cách điện cuộn dây

K. Bảng điều khiển

- Kiểm tra tổng thể bảng điều khiển, kết nối dây, các phím bấm, Thông số hiển thị
- Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU
- Kiểm tra các các trạng thái cảnh báo

F. Vận hành chạy thử bàn giao

- Kiểm tra tiếng động lạ
- Chế độ thử Manual / Auto 
- Số giờ vận hành
- Kiểm tra tốc độ, Tần số, điện áp, Dòng điện, Áp suất, Nhiệt độ, Công suất, ...
- Vệ sinh tổng thể (máy phát điện + Phòng máy)
- Bàn giao máy lại cho chủ đầu tư
- Ký biên bản
- Báo cáo (Gửi biên bản bảo trì bảo dưỡng+ Biên bản đề xuất)

IV. Một số lưu ý khi bảo trì

- Chúng ta nên vận hành máy thường xuyên. Nếu như không cần sử dụng cũng nên bật máy hoạt động 3 tháng một lần trong khoảng 30 phút.

Nên thay thế những phụ kiện máy phát điện chính hãng, có xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua những loại phụ kiện giá rẻ trôi nổi trên thị trường.

Cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người vận hành máy. Bọc các dây điện bị hở để tránh sự cố có thể xảy ra.

Sau 50 giờ vận hành rà soát lần đầu, chúng ta cần thay nhớt cho động cơ.

- Trên đây là giới thiệu quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện đơn giản để quý khách hàng có thể tham khảo, áp dụng. Để biết thêm về những cách sử dụng máy phát điện an toàn, hiệu quả, các bạn hãy bình luận bên dưới hoặc gọi đến số : 0967 687 665. Fixx24h sẽ tư vấn miễn phí, cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích nhất.

 

Công Ty Cổ Phần Bảo Trì FIXX24H

Địa chỉ: 735 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

 Mã số thuế: 0315615896

 Email: quyennguyen@fixx24h.vn

 Hotline: 0967 687 665

 Website:  Fixx24h.com

Tin đăng đã có 14 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 1.000
Vào shop 0978880003link để xem thêm sản phẩm