HƯỚNG DẪN CÂN CHỈNH AMPLY BOSTON PA 1100II CHO CHẤT ÂM HAY
Dòng amply Boston PA 1100II từ lâu đã nhận được sự tin yêu của giới âm thanh. Thiết bị vốn là phiên bản amply được nâng cấp từ dòng amply Boston PA 1100.
Nhưng để trải nghiệm được chất lượng âm thanh vượt trội với amply karaoke Boston PA 1100II, bạn cần tìm hiểu trước những bước kết nối và cân chỉnh cơ bản để làm chủ thiết bị của mình và tạo ra được chất âm hay và hoàn hảo hơn. Vidia mời bạn tham khảo bài viết hướng dẫn cân chỉnh amply Boston PA 1100II ngay bên dưới để có thêm thông tin nhé!
Mô tả bố trí các nút chỉnh trên amply Boston PA 1100II
Với việc bố trí 2 ngõ vào micro kiểu jack kết nối 6 ly ở ngay mặt trước của amply Boston PA 1100II rất thuận tiện cho các bạn kết
nối mi cro có dây hoặc không dây.
Nút nhấn giảm -20dB , chỉ nhấn khi tín hiệu cổng vào micro lớn vượt mức gây hiện tượng méo tiếng . Nút này luôn mở, và chỉ tắt khi kết nối với nhạc cụ.
Hàng nút bên cạnh các ngõ cắm micro bao gồm các nút điều chỉnh riêng biệt cho từng micro.
+Nút Vol : Chỉnh âm lượng tín hiệu vào của micro.
+Nút Bal: Điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải hoặc cân bằng 2 bên.
+Nút Echo: Điều chỉnh Echo cho từng micro riêng biệt.
+Nút Low: Điều chỉnh âm bass
+Nút Mid: Điều chỉnh âm mid
+Nút Hi: Điều chỉnh âm treble
Nhóm các nút điều chỉnh tiếng Echo, Repeat , delay của amply Boston PA 1100II
+Nút Vol: tăng giảm độ lớn nhỏ của tiếng Echo,RPT,DLAY
+Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass ) của Echo
+Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble ) của Echo, nghe được tiếng xịt xịt
+Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại, nghĩa là độ kéo dài ra của âm thanh ít hay nhiều
+Nút DLY: chỉnh thời gian âm thanh lặp lại nhanh hay chậm.
Nhóm nút điều chỉnh đường nhạc ( music)
+Nút Vol: chỉnh độ lớn nhỏ của tín hiệu cổng vào đường nhạc.
+Nút BAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải hoặc cân bằng 2 bên.
+Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )
+Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid )
+Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )
+Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra
+Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )
+Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid )
+Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )
Bước 1: Điều chỉnh tất cả các núm vặn về vị trí giữa (12h)
Bước 2: Chỉnh Micro 1
– Chỉnh nút số 1 và số 22 nói alo alo sao cho đủ đến tai người hát, nếu chỉnh thiếu thì người hát sẽ bị mệt khi hát (bước này là quan trọng nhất).
– Chỉnh nút số 4 LO nói từ “ 4 ” và “ 7 ” sao cho tiếng trầm đủ, nếu thừa tiềng mic trầm sẽ bị ồm ù tiếng, nếu chỉnh thiếu nút này thì giọng hát sẽ bị tình cảm, cảm xúc, trầm âm (bạn chỉnh tiến xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng trầm bị vỡ, méo thì lùi lại).
– Chỉnh nút số 6 HI nói từ “6” và “ 9” sao cho tiếng tress đủ không thừa nếu thừa thì tiếng bị xé vỡ giải cao, không thiếu nếu thiếu thì tiếng bị già buồn thiếu tươi trẻ, nếu thừa thì tiếng bị xé chói rít (bạn chỉnh xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng treble bị xé thì lùi lại).
– Chỉnh nút số 5 MID nói từ “ 2 ” chỉnh sao cho tiếng 2 tròn nhất là được.
Chú ý: Khi chúng ta nói 1 từ sẽ nhiều hơi hơn là chúng ta hát 1 câu, nên khi chỉnh âm sắc của micro như ở trên bạn nên chỉnh hơi quá 1 chút, đến khi hát là vừa.
Với khi hát giải trí thì người hát cũng không hát tốt lắm, khi bạn chỉnh hơi cao hơn thì giọng của bạn sẽ được máy hỗ trợ hơn.
– Nút ECHO số 3: Khi có 2 người hát song ca, mà ở Mic 1 người đó hát kém hơn người Mic2, thì khi đó bạn chỉnh tăng nút này lên 1h để hỗ trợ người hát Mic1.
– Nút BAL số 2 chúng ta không dùng đến.
Bước 3: Chỉnh độ vang (Echo)
– Nút số 16 RPT là nút chỉnh độ lặp lại của tiếng Micro, ở vị trí 12h thì có 6 tiếng lặp lại, hát thông thường bạn nên để ở vị trí này, nếu ai hát tốt bạn chỉnh về 5 nhại thì bạn vặn ngược kim đồng hồ về vị trí 11h. Nếu bạn muốn tăng Echo thì bạn làm ngược lại.
– Nút số 17 DLY là nút chỉnh tốc độ của giọng hát, thông thường nút này cũng để 12h, nhưng khi bạn thấy tiếng hát chậm hơn tiếng nhạc bạn cần tăng tốc độ tiếng hát lên, bạn tăng nút này lên 12h30 hoặc 13h và nếu bạn muốn tiếng Micro chậm đi bạn làm ngược lại.
– Nút số 14 LO nếu bạn muốn tăng giảm vang của phần tiếng Mic trầm.
– Nút số 15 HI nếu bạn muốn tăng giảm vang của tiếng Mic cao.
Bước 4: Chỉnh tiếng nhạc (Music)
– Bạn điều chỉnh nút 18 volume nhạc tiếng nhạc to bằng tiếng Micro hoặc nhỏ hơn một chút.
– Bạn điều chỉnh nút 21 tiếng treble lớn lên khi nào bạn thấy tiếng nhạc cao vỡ, xé thì lùi lại, nhưng không nên chỉnh thiếu, nếu chỉnh thiếu thì bản nhạc sẽ buồn thiếu sống động.
– Bạn điều chỉnh nút 19 tiếng bass cân bằng với tiếng treble, tiếng bass mạnh, không ù rền quá là được.
– Nút 20 MID đây là nút chỉnh tiếng trung của nhạc, nút này nên để 9-10h, vì nếu chỉnh lớn quá tiếng này sẽ đè vào tiếng Micro của bạn.
Bước 5: Chỉnh bộ nút tổng (Master channel)
– Nút 22 đỏ tổng là âm lượng của cả phòng bạn, đã chỉnh từ bước 1 để lấy chỉnh tiếng Micro 1.
– Nút 23 LO, 24MID, 25 HI là nút tổng của cả tiếng micro và tiếng nhạc. Nó chỉ dùng khi ở các nút ở hàng Micro và nhạc đã bị chỉnh hết mà thôi.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cách cân chỉnh amply Boston PA 1100II mang lại chất lượng âm thanh cao nhất.
>>> Tham khảo chi tiết amply Boston PA 1100II TẠI ĐÂY
Nếu như các bạn cần tư vấn về các sản phẩm âm thanh sân khấu, karaoke gia đình….Hãy liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng và nhân viên kỹ thuật của Vidia Shop, để được tư vấn cụ thể theo 3 cách đơn giản sau để được tư vấn cụ thể nhé:
> Gọi ngay Hotline: 0902.699.186 hoặc 0902.799.186
> Ghé thăm 1 trong các hệ thống Showroom của Vidia để có cơ hội trải nghiệm thực tế hệ thống âm thanh hiện đại nhất.
+CN1: 207 Tân Phước, P.6, Quận 10
+CN2: 105 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Quận 1
+CN3: 178 Lâm Văn Bền, P.Tân Quy, Quận 7
+CN4: 320 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú
+CN5: 46 Lãnh Binh Thăng, P.13, Quận 11
+CN6: 287 Nguyễn Oanh, P.7, Quận Gò Vấp
+CN7: 327A Nguyễn Thị Định, P.BÌnh Trưng Tây, Quận 2