Đang tải dữ liệu ...
  • Thiết bị/ Vật tư y tế
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Cách phòng tránh và chữa trị cảm lạnh ở trẻ em

3698507 - 14:46, 30/10 - Hà Nội - 48

Liên hệ mua hàng tại shop

hopphat.marketing
Số 22 Xã Đàn, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

lượt đánh giá

5/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Cảm lạnh ở trẻ em rất dễ xảy ra, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu như mẹ không biết cách chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này ở trẻ nhỏ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Beurer.

1. Nguyên nhân của bệnh cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh là một căn bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu, bị gây ra bởi các loại virus và phổ biến nhất là virus Rhinovirus.

Đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Đối với những bé có sức đề kháng cao, cảm lạnh có thể tự hết trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên, khi sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của bé qua yếu, cần phải chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra với bé.

 

Cảm lạnh ở trẻ em là do virus gây ra

Virus gây ra cảm lạnh ở trẻ em sẽ xâm nhập dễ dàng thông qua hô hấp và niêm mạc như: mắt, mũi hoặc miệng từ những giọt bắn trong không khí khi một người nào đó đang mắc phải cảm lạnh hắt xì hoặc ho. Đôi khi, bệnh này còn có thể bị lây bởi dùng chung đồ với người bệnh.

2. Trẻ em bị cảm lạnh sẽ có những dấu hiệu gì?

Cảm lạnh ở trẻ em sẽ rất dễ phát hiện bởi những dấu hiệu sau:

  • Bị hắt xì liên tục.
  • Sổ mũi.
  • Ho.
  • Ngứa và đau họng.
  • Chảy nước mắt.
  • Cơ thể mệt mỏi và khó chịu.
  • Có thể nóng sốt hoặc không.
  • Tiêu chảy.
  • Dễ cáu gắt.
  • Nôn mửa.

 

Ho là một dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh

3. Những biến chứng có thể gây ra từ cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu mẹ chủ quan hoặc điều trị không đúng cách sẽ rất dễ gây ra những biến chứng cho bé, như sau:

Viêm họng

Viêm họng là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh cảm lạnh ở trẻ em. Bé sẽ có các dấu hiệu như: xuất hiện những nốt đỏ ở vòm họng, đau và sưng họng,…

Viêm phổi

Đây là biến chứng khá nguy hiểm đối với trẻ em bị cảm lạnh. Chính vì vậy, cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các tình trạng như ho nhiều, đổ mồ hôi hay sốt cao,…

Viêm xoang

Triệu chứng xoang mũi bị tắc nghẽn cũng thường xảy ra khi bé mắc phải cảm lạnh. Đây là cơ hội để virus có thể phát triển dễ dàng trong dịch mũi, dẫn đến nhiễm trùng xoang mũi gây ra viêm xoang.

Viêm tai cấp tính

Khi trẻ bị cảm lạnh, ống nối tai giữa với vòm họng sẽ rất dễ bị tắc nghẽn và tạo ra dịch ở phía bên trong tai. Nếu như để lâu sẽ gây ra biến chứng viêm tai cấp tính cho bé.

Viêm phế quản

Khò khè và tức ngực là những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh. Nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phế quản. Đặc biệt, đối với những bé có tiền sử bị hen suyễn thì đây là lúc rất dễ bị lên những cơn hen. Chính vì vậy, mẹ cần phải chăm sóc và giữ ấm cho bé kĩ hơn trong mùa lạnh.

 

Cảm lạnh có thể gây ra biến chứng viêm phế quản cho bé

4. Lúc nào nên đưa bé đến bệnh viện khi bị cảm lạnh?

Bệnh cảm ở trẻ em thường sẽ nguy hiểm ở người lớn. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng cho bé. Ba mẹ cần phải theo dõi tình trạng và đưa bé đến bệnh viện ngay nếu như có các triệu chứng sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38.5 độ C, đặc biệt là những bé từ 1 đến 4 tháng tuổi.
  • Tình trạng sốt nặng hơn và kéo dài liên tục trên 2 ngày.
  • Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em không thuyên giảm và nặng hơn theo từng ngày.
  • Ho liên tục, khò khè và khó thở.
  • Mệt mỏi và chán ăn.
  • Đau đầu và tai.
  • Bị rối loạn ý thức.
  • Buồn ngủ bất thường.

5. Nên làm gì khi trẻ em bị cảm lạnh?

Khi bé bị cảm lạnh, mẹ cần phải làm những điều dưới đây:

Cho bé nghỉ ngơi

Khi bị cảm lạnh, bé sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Do đó, việc nghỉ ngơi là điều rất cần thiết lúc này. Bên cạnh đó, nếu bé đang trong độ tuổi đi học, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi một vài ngày ở nhà để có thể theo dõi được tình trạng bệnh của bé và ngăn chặn sự lây lan virus cảm lạnh cho các bạn khác.

Hạ sốt và điều trị các triệu chứng của cảm lạnh

Trước tiên, mẹ có thể chườm ấm khi bé sốt trên 38 độ và cho trẻ uống nhiều nước. Khi nhiệt độ cao trên 38.5 độ C thì mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng khuyến cáo. Nếu như tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm, cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để tránh tình trạng sốt quá cao gây ra tình trạng co giật.

 

Cần phải hạ sốt cho bé khi bị cảm lạnh

Đối với tình trạng ho khi bé bị cảm lạnh, mẹ có thể cho bé uống nước chanh, mật ong, ném hoặc bạc hà. Lưu ý đối mật ong chỉ nên sử dụng cho bé trên 2 tuổi.

Cho bé uống nhiều nước

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước khi bị cảm lạnh. Không nên cho bé uống nước có ga mà thay vào đó là nước cam hoặc chanh. Đây là những thức uống giàu vitamin C có lợi trong việc giảm sốt và tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, nên cho bé ăn các loại đồ ăn mềm và dễ nuốt như cháo, soup,…

Vệ sinh mũi cho bé

Cảm lạnh thường gây ra tình trạng nghẹt vui và khó thở vô cùng khó chịu cho bé. Chính vì thế, mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ tầm 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi của bé trong tầm 5 phút rồi dùng dụng cụ chuyên dụng hút sạch mũi ra. Điều này sẽ giúp cho mũi của bé được sát khuẩn và thông thoáng hơn.

6. Giúp trẻ em tránh khỏi cảm lạnh bằng cách nào?

Để bé tránh khỏi cảm lạnh, ba mẹ cần phải áp dụng các cách dưới đây:

  • Tập cho các bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Điều này không chỉ bảo vệ bé khỏi cảm lạnh mà còn nhiều bệnh khác nữa.
  • Hạn chế cho bé đến những nơi đông người để tránh sự lây lan virus cảm lạnh qua không khí hoặc các đồ vật trung gian.
  • Giữ nhiệt độ thích hợp cho cơ thể bé. Nếu như trời lạnh, cần cho bé mang áo quần thật ấm. Tuy nhiên, không nên bịt kín cơ thể bé quá, đặc biệt là vào lúc ngủ. Vì bé có thể bị ra mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài được sẽ gây ra tình trạng thấm ngược vào bên trong. Điều này sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm hơn là viêm phổi.
  • Giữ phòng ngủ thông thoáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của virus.
  • Xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh bằng cách bổ sung các loại rau, củ, quả giàu vitamin C vào bữa ăn hàng ngày.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng cảm lạnh ở trẻ em. Tuy khá phổ biến nhưng không được xem nhẹ bệnh lý này để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

 
Tin đăng đã có 48 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày
hopphat.marketing
Số 22 Xã Đàn, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

lượt đánh giá

5/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 1.250.000 1.250.000
Vào shop beurer để xem thêm sản phẩm