9 Cách chống nồm ẩm nền nhà
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
5/5Bạn chưa đánh giá
Nền nhà bị nồm là hiện tượng nền nhà bị ẩm ướt, dính dấp gây khó chịu. Đây là kết quả việc nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí khiến hơi nước ngưng đọng. Vậy cách chống nồm ẩm nền nhà là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sử dụng các vật liệu hút ẩm là cách chống mồn ẩm nền nhà!
Sử dụng các vật liệu hút ẩm như vôi, báo cũ, than củi hoặc khăn khô được xem là cách chống nồm ẩm nền nhà hiệu quả. Hơn nữa, cách này lại có chi phí rẻ và phù hợp với nhiều gia đình không có đủ kinh phí sử dụng các thiết bị chống nồm hiện đại. Tuy nhiên, bạn nên chú ý khi sử dụng cách này nếu gia đình có trẻ nhỏ.
- Than củi: Bạn cho than vào một chậu nhỏ và đặt tại một góc nhà (để than khô). Lúc này, than sẽ phát huy công dụng hút ẩm cho căn nhà.
- Vôi: Với vôi, bạn hãy sử dụng từ 10-15kg vôi sống cho vào thùng và đậy nắp. Tiếp đó, bạn đem đặt chúng ở góc phòng hoặc dưới gầm giường. Đợi đến khi thời tiết ẩm ướt, bạn chỉ cần mở nắp vôi thì vôi sẽ giúp bạn hút hết lượng ẩm đó.
- Báo cũ: Bạn có thể đặt báo cũ cạnh thảm lau, cửa ra vào, bồn rửa…để hỗ trợ đối phó với việc nhà bị ẩm. Thế nhưng, cách này chỉ là tạm thời và áp dụng cho thời gian ngắn. Do đó, hãy lưu ý cân nhắc kết hợp với các cách còn lại.
Làm thế nào để nền nhà không bị nồm? Một phương pháp khác cho bạn là có thể dùng máy hút ẩm. Sử dụng loại máy này giúp căn phòng luôn được khô thoáng, loại bỏ không khí ẩm để tránh trường hợp nền nhà bị nồm. Giá thị trường của máy hút ẩm cũng rất phải chăng, khoảng 5 - 8 triệu đồng. Ngoài ra, kiểu dáng máy nhỏ gọn, rất thuận tiện khi dùng. Bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm máy hút ẩm tại: Beurer.vn
3. Bật điều hòa ở chế độ hút ẩmHiện nay, đa số các gia đình có điều kiện đều đã lắp đặt điều hòa trong nhà. Sử dụng điều hòa thay vì chỉ dùng để điều chỉnh nhiệt, bạn có thể dùng để hút ẩm. Đây được xem là cách chống nồm ẩm nền nhà hữu hiệu nhất. Hơn nữa, nó cũng an toàn cho người trong nhà. Do đó, những khi thời tiết có gió nồm, hãy bật điều hòa ở chế độ hút ẩm nhé.
4. Cách chống nồm ẩm nền nhà đơn giản là dùng giẻ khô khi lau nền nhà!
Mỗi khi thời tiết ẩm thấm, nền nhà rất dễ xảy ra tình trạng ẩm ướt. Phương pháp tốt nhất lúc này là bạn hãy sử dụng giẻ khô và sạch để lau sàn, tránh dùng giẻ ướt. Bởi nếu dùng giẻ ướt, nền nhà của bạn sẽ gặp tình trạng nồm nghiêm trọng hơn.
Đối với các trường hợp bắt buộc lau dọn nhà cửa, bạn có thể dùng khăn cotton ướt nhưng hãy nhớ vắt thật kỹ. Tiếp đó, bạn dùng khăn sạch, khô để lau lại thì sẽ hạn chế được hiện tượng ẩm ướt.
5. Luôn đóng kín cửa là cách chống nồm ẩm nền nhà hữu hiệu!Thêm một cách làm nền nhà không bị nồm cho bạn là hãy luôn đóng kín cửa vào những khi thời tiết nồm. Thế nhưng, một số gia đình lại có thói quen mở hết cửa để làm thoáng căn nhà. Đây là một quan niệm sai bởi gió nồm thường mang theo độ ẩm. Nếu bạn mở cửa để gió thổi vào sẽ dẫn không khí ẩm trong nhà tăng cao. Do đó, điều tốt nhất bạn nên làm vào những ngày trời nồm là đóng hết cửa lại để căn nhà khô ráo hơn.
6. Ứng dụng bí quyết xây nền, chống nồm ẩm của người PhápỨng dụng bí quyết xây nền của người Pháp sẽ là cách làm nền nhà không bị nồm hay, hiệu quả cho bạn. Theo đó, người pháp sử dụng xỉ than dạng cục với kích thước 1-2cm để làm lớp lót dưới nền nhà.
Cụ thể quy trình làm như sau: Mua xỉ than về và đào sâu nền 50 – 75cm. Tiếp đó, bạn sang bằng nền đất và đổ cát vàng lên với độ dài 35 – 45cm. Tiếp theo, đổ bằng đều phần xỉ than dày từ 25 – 30cm rồi dùng dầm diện để dầm đều. Cuối cùng, bạn hãy đổ thêm một ít cát vàng lên lớp than và tưới nước đều vào nền thì sẽ tạo nên một lớp nền vô cùng chắc chắn.
7. Thiết kế cấu tạo nền nhà chống nồm chuẩn
Cấu tạo của nền nhà là vô cùng quan trọng trong việc chống nồm hiệu quả. Khi thiết kế, bạn nên dùng vật liệu có quán tính nhiệt lớn để ngăn ngừa việc đọng nước trên mặt sàn. Việc lựa chọn được cấu tạo nền chống nồm chuẩn chính là cách chống nồm ẩm nền nhà bền lâu nhất. Theo đó, cấu tạo chuẩn của các lớp nền nhà cụ thể như sau:
- Lớp 1: Lớp cơ học cao, vật liệu nên dùng loại có độ dày càng nhỏ càng tốt. Chẳng hạn: gạch gốm nung, gạch men, tấm nhựa, ván sàn…
- Lớp 2: Lớp vữa lót liên kết, càng mỏng càng tốt.
- Lớp 3: Lớp cách nhiệt cơ bản, vật liệu sử dụng phải có khả năng chịu lực nặng và có nhiệt trở lớn.
- Lớp 4: Lớp chống thấm, có thể dùng màng polietilen, giấy bitum, sơn bitum hoặc vải màn.
- Lớp 5: Lớp bê tông, đổ bê tông hoặc dùng gạch vỡ.
- Lớp 6: Lớp cát đen hoặc đất nền đầm chặt.
8. Phương pháp thiết kế nền nhà bằng nguyên liệu truyền nhiệt tốt
Thêm một phương pháp khác trong cách làm nền nhà không bị nồm là sử dụng vật liệu xây nền có tính truyền nhiệt tốt. Đây là một phương pháp nhằm khắc phục tình trạng ngưng tụ hơi nước do chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mặt sàn.
Thực hiện cách này, nền nhà sẽ đặt một tấm chắn kim loại cứng. Hoặc các kỹ sư xây dựng sẽ khoan lỗ dọc bề mặt tường và lấp bằng một dung dịch đặc biệt. Thông thường, quá trình này cần mất ít nhất 3 lần thực hiện để lấp đầy các lỗ. Theo đó, lớp chắn mao dẫn sẽ được hình thành và trở thành lớp chống thấm và ngăn cản khí ẩm thấm lên trên.
9. Phương pháp sử dụng cây hút ẩmMột số loại thực vật có khả năng hút ẩm, đặc biệt là cây dương xỉ. Bạn không chỉ giảm mức độ ẩm và mức tiêu thụ năng lượng mà còn đang giúp đỡ môi trường bằng cách loại bỏ nhiều khí cacbonic và bổ sung thêm oxy nữa!
Trên đây là 9 cách chống nồm ẩm nền nhà mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết này là hữu ích cho các bạn đọc giả. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin khác hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn về trường hợp này, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua website https://www.beurer.vn/ hoặc hotline 19006852.
lượt đánh giá
5/5Bạn chưa đánh giá