Bị nhiễm trùng vết mổ mẹ cần xử lý như thế nào
3824413
-
08:57, 19/03
-
Hà Nội
-
29
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Nhiễm trùng vết mổ là một biến chứng sau phẫu thuật, làm kéo dài thời gian nằm viện cũng như giảm khả năng phục hồi bệnh. Chính vì thế, cần phải biết cách chăm sóc vết mổ sau khi ra viện, nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn để xử lý kịp thời. Các mẹ cùng tìm hiểu rõ vấn đề này nhé.
>> Xem thêm: Cách giảm cân sau sinh hiệu quả!
Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào?
Dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ và loại nhiễm trùng. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến bạn nên chú ý và hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sưng, đau, và vết mổ nóng ran: Nếu bị một trong các triệu chứng này trong một thời gian dài sau mổ đẻ thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đang phát triển.
Cảm thấy đau hơn hoặc đau kéo dài: Nếu đau tăng lên sau khi vết mổ đã bắt đầu lành hoặc nếu bạn cảm thấy đau kéo dài và càng nặng hơn thay vì nó phải giảm theo thời gian thì đây chính là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Xuất hiện mủ hoặc chất lỏng mủ màu vàng: Nếu bạn thấy mủ hoặc chất lỏng mủ màu vàng từ vết mổ, đó có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng. Đây là một biểu hiện cụ thể của vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra nhiễm trùng đang phát triển trong khu vực vết mổ. Mùi hôi thường đi kèm với mủ hoặc chất lỏng màu tím đậm, thường có mùi khá khó chịu.
Sốt: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng vết mổ sau sinh mổ đẻ và triệu chứng này sẽ kéo trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là nếu sốt không được giảm bằng thuốc hạ sốt thông thường.
Khó chịu hoặc rối loạn tiêu hóa: Cảm giác không thoải mái hoặc rối loạn tiêu hóa không được giảm sau một khoảng thời gian từ khi phẫu thuật cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Mệt mỏi và đau đầu: Nhiễm trùng cơ thể có thể gây mệt mỏi, đau đầu, và cảm giác không thoải mái.
Tấy đỏ và vết mổ không liền sẹo được: Đây là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh, đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ sẽ cao hơn bình thường.
>> Xem thêm: Cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ hiệu quả!
Cách xử lý nhiễm trùng vết mổ sau sinh hiệu quả, an toàn
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để chăm sóc nhiễm trùng vết mổ sau sinh cho mẹ:
Sau khi sinh mổ, vết mổ vẫn chưa được khô nên các bác sĩ sẽ chăm sóc, vệ sinh vết mổ cho mẹ bằng các loại thuốc khác sinh, giảm đau, co hồi tử cung để tránh các biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra. Những loại thuốc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sữa của mẹ. Ngày thứ ba, có thể mở băng để khô. Mẹ cần lưu ý không được để nước thấm ướt vào vùng vết mổ.
Bác sĩ sẽ cắt chỉ sau năm ngày nếu sinh mổ lần đầu tiên, sau 7 – 8 ngày nếu mổ lại lần 2 trở lên. Thời gian này các mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tuyệt đối không được ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Sau đó, lau khô vùng vết mổ bằng một khăn sạch và mềm.
Hãy nhớ không cọ vết mổ quá mạnh để tránh làm tổn thương da. Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ.
Các bà mẹ thường muốn nằm ì trên giường bởi sau sinh mổ mà vận động thì rất đau đớn, đây là một ý nghĩ sai lầm. Các mẹ có thể được xuống giường tập đi lại ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra. Trước đó các mẹ có thể vận động trên giường thông qua các cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động, đi bộ ngắn ngay sau sinh mổ rất tốt vì nó giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, đồng thời giảm các nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: Dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…
Tập thể dục nhẹ sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh. Các bà mẹ cần tránh các hoạt động mạnh như nâng đồ nặng hoặc tập thể dục quá mức trong khoảng thời gian đầu sau khi sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên vết mổ và thúc đẩy quá trình lành vết mổ.
Theo dõi vết mổ hàng ngày và báo cáo cho bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau, mủ hoặc mùi hôi.
Thuốc là một phần của việc chăm sóc vết mổ sau sinh, nó được dùng với mục đích giúp các bà mẹ đỡ đau, thúc đẩy quá trình co hồi tử cung và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vì vậy, nếu được chỉ định hãy tiếp tục sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau hoặc chống viêm.
Tư thế nằm giúp hạn chế được cơn đau và giúp sản dịch thoát ra bên ngoài dễ dàng hơn. Tư thế nằm tốt nhất là sản phụ sau sinh môt nên nằm nghiêng sang một bên và dùng gối để làm điểm tựa cho lưng để có cảm giác thoải mái nhất.
Hãy đảm bảo bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần thoải mái để cơ thể có thể hồi phục một cách tốt nhất.
Trong 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ tuyệt đối không được ăn gì chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng,… cho đến khi bắt đầu “xì hơi” được thì mới được ăn các loại thức ăn đặc.
Không nên ăn quá nhiều đường và các thực phẩm được làm từ đậu tương vì rất dễ gây táo bón và đầy hơi. Khi bị táo bón, đầy hơi các mẹ hãy uống thật nhiều nước và tăng cường rau xanh.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và canxi để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng nhất và tạo ra nguồn sữa dồi dào cho trẻ nhỏ.
Tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản… vì chúng có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu lành hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Kiêng ăn những loại thực phẩm gây mủ và để lại sẹo như: rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… .
>> Xem thêm: Thực đơn 7 ngày sau sinh hiệu quả!
Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc nhiễm trùng vết mổ sau sinh - Mẹ cần chú ý
Chăm sóc nhiễm trùng vết mổ sau sinh là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt đối với mọi gia đình có bà bầu sắp đẻ. Bởi việc chăm sóc vết mổ sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của sản phụ và nguồn sữa của bé. Khi chăm sóc và vệ sinh vết mổ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái là giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế được các vấn đề liên quan đến sữa mẹ như ít sữa, mất sữa hay sữa loãng,….
Trong quá trình phục hồi, sản phụ sẽ gặp phải một số triệu chứng chư chảy máu nhẹ, chuột rút đặc biệt là những lúc cho con bú. Đây là những triệu chứng thường gặp nên các mẹ không cần lo lắng quá mức.
Phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi thấy sốt sao lên đến trên 38 độ, vết thương mưng mủ, chảy dịch,… thường đi kèm với tình trạng đau bụng dưới dữ dội mặc dù không làm gì tác động đến vết mổ. Đây chính là tình trạng bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
Trong vòng 2 tháng sau khi sinh mổ, mẹ không nên dùng bất cứ các loại thuốc hay sản phẩm nào vào bên trong âm đạo như cốc nguyệt san,… . Đồng thời cần kiêng quan hệ ít nhất trong 2 – 3 tháng để ngăn ngừa xuất hiện viêm nhiễm và tạo điều kiện cho tử cung co hồi hoàn toàn.
Như vậy, trên đây là chia sẻ về cách xử lý nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Hy vọng thông tin này có thể giúp bạn có thêm kiến thức để có thể bảo vệ sức khỏe của mẹ và cung cấp nhiều sữa cho trẻ sơ sinh.
Hành trình làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách. Sau khi sinh con, cơ thể mẹ cần được chăm sóc toàn diện để phục hồi sức khỏe và lấy lại vóc dáng. Các mẹ sau sinh nên lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh, massage sau sinh tại spa chăm sóc sau sinh uy tín nhé để chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho mẹ bỉm tốt nhất. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ còn được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn nhé. Ngoài ra, tại spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ còn được xử lý nhanh những vấn đề hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
Cuối cùng, chúc mẹ bỉm sớm hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhé!
Tin đăng đã có 29 lượt xem và 0 phản hồi
Sản phẩm khác của "chamsocbaugiambeosausinhtot"
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá