Đang tải dữ liệu ...
  • Ẩm thực
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Thơm ngon, lạ miệng với Lẩu cua đồng của nhà hàng CHEF DZUNG'S

1741347 - 17:42, 16/08 - Hà Nội - 250

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

4/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Cua đồng là loại thực phẩm rất giàu canxi, giàu đạm, chất béo và sắt... Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương. Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin. Theo đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục,  giải được độc do thức ăn.

Thơm ngon, lạ miệng với Lẩu cua đồng của nhà hàng CHEF DZUNG'S Ảnh số 29258832

Trong y học cổ truyền, cua đồng được dùng như sau:

- Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 g - 20 g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.

- Chữa vết thương đụng dập, lở loét: Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

- Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch;  khoai sọ 300 g - 400 g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.

- Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa: Cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 - 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.

- Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50 g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.

- Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.

- Chữa sưng tấy: Mai cua 10 g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.

 

Không chỉ có công dụng chữa bệnh, những món ăn chế biến từ cua đồng rất ngon và lạ miệng. Đặc biệt với những ai đã từng mê mẩn bởi sự hấp dẫn của các món ăn được chế biến từ cua đồng như bún riêu cua, cua rang khế, gạch cua xào… thì có lẽ sẽ khó bỏ qua được sự “mê hoặc khó cưỡng” của món lẩu cua đồng. Lẩu cua đồng có vị ngọt đậm đà của cua đồng, béo bùi của riêu cua màu mỡ và mùi “thơm nức” của gạch cua kết hợp với vị chua nhẹ, thanh tao của giấm bỗng và màu đỏ tươi của cà chua.

Thơm ngon, lạ miệng với Lẩu cua đồng của nhà hàng CHEF DZUNG'S Ảnh số 29258833

Thời tiết cuối hè, đầu thu trời  bắt đầu se lạnh, đây là thời điểm cua ngon béo nhất, được ngồi quây quần bên gia đình, cùng thưởng thức vị ngọt thanh mát của lẩu cua đồng thì còn gì tuyệt bằng.

Cua đồng thơm, thịt dai và có vị ngọt tự nhiên, được chế biến công phu dưới bàn tay khéo léo  của các đầu bếp tài ba tại Nhà hàng Chef Dzung’s đã tạo nên một nồi nước dùng hấp dẫn. Cả nhà sum họp cùng xì xụp bên nồi lẩu bốc hơi nghi ngút. Thời gian dường như ngừng lại, các thực khách chìm trong sự mê mẩn, cùng  nhau tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.

Đã nói đến lẩu thì không thể không kể đến đồ nhúng đi kèm và rau sống. Với lẩu cua đồng thì đồ nhúng vô cùng phong phú. Quý khách có thể dùng bắp bò hay hải sản nhúng lẩu. Vị ngọt của cua ngấm vào từng thớ thịt tạo nên dư vị ngọt ngào trên đầu lưỡi, đặc biệt với hải sản ta còn cảm nhận được vị ngon ngọt đặc trưng của từng loại hải sản. Riêng với phong vị đất cảng Hải Phòng thì không thể thiếu được bắp bò, cá ròn, giò sống, chả lá lốt. Ngoài ra ta còn có thể dùng lòng non của lợn, thịt bò, đậu phụ, trứng vịt lộn, nấm, rau chuối, tía tô, rau mùng tơi, rau cải, cần nước, khế chua…để nhúng lẩu. Nhìn những cọng rau muống chẻ xanh mướt, hoa chuối thái mỏng, đậu phụ rán vàng óng thật là thích mắt. Nhìn thật là ngon, ăn không biết ngán, cùng thử trải nghiệm món lẩu cua đồng lừng danh Chef Dzung’s một lần để nhớ mãi dư vị ngọt ngào.

Quý khách cũng có thể tự tay chế biến nước lẩu cua đồng để so sánh tài nghệ với những đầu bếp tài ba của chúng tôi nhé!

Để nấu một nồi nước lẩu cua đồng rất cầu kỳ. Quan trọng từ cách làm cua: cua phải bóc yếm, bỏ mai, làm sạch và chỉ giã phần thịt cua ở phần thân và càng cua thì cua mới không có mùi hôi. Nước lẩu ngon, ngọt trước tiên là vì cua đồng chứ không phải bất cứ gia vị nào khác.

Thơm ngon, lạ miệng với Lẩu cua đồng của nhà hàng CHEF DZUNG'S Ảnh số 29258834

Cách nấu lẩu cua đồng:

Nguyên liệu:

- Cua đồng (1kg cho khẩu phần 4 người).

- Xương ống, tôm khô (nếu thích), đậu phụ

- Các loại rau tía tô, hoa chuối bào sẵn, rau muống chẻ, cà chua, dấm, bánh đa đỏ hoặc miến…

Cách làm:

Thơm ngon, lạ miệng với Lẩu cua đồng của nhà hàng CHEF DZUNG'S Ảnh số 29258835

- Cua đồng lựa con vàng to hơn ngón chân cái. Tách bỏ mai, khều gạch, giã nát.

- Hòa tan cua đã giã với hơn 1 lít nước, lọc khoảng 3 lần cho sạch cát và xương dăm nhỏ.

- Cho ít gia vị vào nước lọc cua, bắc lên bếp, để lửa vừa, khuấy nhẹ nhàng cho đến khi thịt cua nổi lên trên, vớt ra để riêng.

- Xương ống + tôm khô hầm chung, và trút vào cùng nồi nước cua. Nêm gia vị, dấm, chút đường cho vừa ăn để làm nước lẩu.

- Gạch cua phi thơm với hành khô cắt mỏng và cà chua rồi đổ vào nồi nước lẩu. Nếu ăn được cay có thể cho thêm ít sa tế.

- Đậu phụ cắt nhỏ rán vàng, các loại rau bày lên trên bàn, thêm bát nước mắm ớt, bánh đa hoặc miến…

Mách nhỏ:

- Nồi lẩu cua đồng sẽ thơm ngon đặc biệt hơn nếu bạn ninh thêm ít tôm khô với xương ống.

- Ngoài các nguyên liệu trên, có thể mua thêm bắp bò, lá lốt, giò sống để ăn cùng lẩu.

- Món lẩu cua đồng ăn với bánh đa đỏ là hợp nhất. Ngoài ra còn có miến, bún, mì…

- Khi ăn lẩu cua đồng cần chuẩn bị sẵn các các loại rau nhúng, rau thơm đặc biệt là lá tía tô sẽ làm cho nồi nước lẩu thơm ngon hơn. Hơn nữa tía tô và gừng sẽ giúp giảm bớt tính hàn của cua đồng. Khi ăn không nên nhúng bánh đa đỏ vào nồi nước lẩu mà phải trần qua nước nóng cho vào bát rồi chan nước lẩu cua lên kèm rau nhúng, rau gia vị, vài miếng chả. Ăn như vậy, đến cuối nồi nước lẩu vẫn còn nguyên vị thơm ngon mà không bị mùi của bánh đa hay bún làm át đi.

- Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.

- Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.

- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.

- Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.

- Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.

- Không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân.

- Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá.

Chúc các bạn thành công với món lẩu cua đồng.

Chef Dzung’s – Nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực!

Tin đăng đã có 250 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

4/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 150.000 300.000
  • 2
  • 3
Vào shop nhahangthai_eb để xem thêm sản phẩm