Thông tin sản phẩm
Danh mục: Âm thanh
Chủng loại: Âm thanh khác
Mua đàn Piano cũ hay mới?
Hôm qua, tôi gặp hai khách hàng muốn hỏi mua Piano.
Một cô có người hàng xóm mua piano 3000 Đô la Mỹ:
Qua miêu tả, tôi thấy chiếc đàn đó chỉ khoảng hơn 1000 Đô. Cô ấy bảo nhà ấy hay nói phét để loè . Cô ấy muốn tìm hiểu, vì nếu cô ấy nhìn bề ngoài thì cũng chẳng biết tại sao cái đàn này 1000 Đô, cái kia 5 hay 7 nghìn Đô.
Có người bảo piano không có giá - tức là nói bao nhiêu cũng được.
Tôi bảo piano có giá; nó được đánh giá chất lượng bởi các nhà chuyên môn.
Ở Nhật Bản, có nhiều Công ty cung cấp piano đã qua sữ dụng. Phần lớn trong họ là những Công ty làm ăn tương đối nghiêm túc. Họ có hiệp hội, họ đánh giá chất lượng đàn piano tốt, xấu khá bài bản và theo tiêu chí chung.
Bạn đi mua đàn là bạn muốn hướng con bạn vào một nhu cầu thưởng thức lành mạnh. Tôi cũng có quan điểm rằng: nếu ai đó bán phở nhưng không cho con họ ăn phở của họ bán thì các bạn đừng ăn phở đó.
Đôi lúc, khi đi ăn quen ở hàng phở nào đó, tôi cũng để ý xem nhà họ có ăn không. Nếu họ không ăn thì tôi cũng nghi ngờ , tuy nhiên, tôi vẫn ăn vì họ không ăn cũng có nhiều lý do chứ không phải lúc nào cũng như tôi nghĩ.
Tất nhiên là có nghi ngờ.
Con tôi tất nhiên là phải học đàn. Nó làm nghề gì sau này cũng được, nhưng phải biết chơi đàn hay, và tôi thích thế!
Âm nhạc có thể làm tâm hồn thăng hoa và đó chính là lý do tôi muốn con tôi học đàn.
Cũng như phần lớn các ông bố bà mẹ khác, đứa con là tất cả những gì tôi có; tôi có thể làm nhiều việc vì nó. Khi có người đến mua đàn, tôi luôn muốn nói những khó khăn cha mẹ sẽ gặp phải khi cho con đi học đàn.
Tôi thường bảo:
"Nếu anh/chị có thể đưa con anh/chị mỗi tuần một lần đến trường, ngồi đợi 50 phút cho nó học xong rồi đưa nó về nhà trong vòng 3 năm thì tôi nghĩ anh/chị giống như một anh hùng. Riêng công lao đó cũng quá xứng đáng để con cái anh/chị biết chơi tàm tạm một loại nhạc cụ".
Trẻ con là xã hội tương lai; người lớn chẳng qua chỉ là những đứa trẻ lớn lên mà thôi.
Khách mua đàn của chúng tôi, tôi muốn sau khi mua xong, họ mang cháu đến Cơ sở Đào tạo của chúng tôi để chúng tôi có thể tiếp tục gặp họ, nói cho tôi những khiếm khuyết của cây đàn (nếu có), để tôi có thể gặp cháu bé xem nó có gặp khó khăn gì khi học nhạc hay không...
Tôi mở phòng học nhạc không phải vì lợi nhuận trước mắt vì học phí học trung bình hiện nay là 150 đến 170.000đ/tiết - chi phí giáo viên khoảng 120.000đ/tiết.
Vậy, chi phí còn lại chỉ còn 50.000đ/một giờ dạy thì khả năng lỗ nhiều hơn lãi.
Tuy nhiên, nếu trong vòng vài năm, các cháu biết chơi đàn tàm tạm, khách hàng của chúng tôi mua đàn rồi không phải bán đi, họ nói tốt về chúng tôi cho bạn bè.
Đó là nguồn lợi trực tiếp.
Trở lại việc mua đàn:
Vấn đề là mua đàn piano chất lượng tốt, có thể giá rẻ hoặc giá hợp lý ở đâu và làm thế nào để phân biệt được đâu là đàn piano chất lượng cao, tốt và đàn piano chất lượng tồi, xấu?
Ai là người bán những sản phẩm đó?
Vấn đề hay gặp phải là đàn piano hay bị tịt nốt khi thời tiết ẩm, gây khó chịu cho người chơi.
Các khớp chuyển động của đàn được lót bằng dạ. Dạ gặp thời tiết ẩm thì trương lên, nén vào khớp làm khớp không chuyển động. Đàn mua mới tinh cũng bị tịt nếu không sấy.
Vậy, đàn bị tịt không phải là đàn hỏng, có nhiều loại đàn mới, do không sấy, cũng bị tịt rất nhiều.
Và tôi thấy nhiều đàn Yamaha mới tinh, mua rất đắt tiền, dùng trong điều kiện khí hậu Việt nam cũng bị tịt do ẩm.
Tuy nhiên, có đàn nhạy cảm với độ ẩm nhiều, có đàn ít. Theo tôi, phần dạ của đàn piano YAMAHA ít nhạy cảm , ít hút nước, ít bị tịt hơn so với các thương hiệu đàn Nhật khác.
Phím và máy đànYAMAHA thường đều hơn.
Nói chung, tôi thấy piano YAMAHA tốt.
Cũng có một số thương hiệu liên kết cùng YAMAHA như Kaiser, Miki, Eterna. Máy đàn của những thương hiệu này của chính hãng YAMAHA, chất lượng đàn hầu như không kém gì đàn Yamaha.
Sản phẩm đầu tiên của piano YAMAHA từ năm 1900.
YAMAHA là thương hiệu làm đàn lớn, uy tín ở Nhật.
Bạn muốn biết năm sản xuất của chiếc đàn YAMAHA, bạn vào google.com và đánh dòng chữ "when was your yamaha or eterna piano made" hoặc bạn "click" thẳng vào ĐÂY; muốn tìm hiểu năm sản xuất của đàn Kawai, bạn "click" vàoĐÂY, mạng sẽ cho bạn thông tin đúng.
Sau YAMAHA,KAWAI cũng là thương hiệu lớn và nổi tiếng ở Nhật.
Tôi nghe một ông Chủ tịch một Công ty mua bán đàn piano cũ nói: " Nói đến truyền thống thì hãy nói đến Yamaha, nói đến kỹ thuật thì hãy nói đến Kawai".
Theo tôi biết thì ở Nhật, rất nhiều người chuộng đàn Kawai.
ĐànKawai tốt, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy Kawai nhạy cảm với độ ẩm hơn Yamaha.
Nếu bạn sấy tôt, đàn Kawai dùng tốt.
Bạn xem phần "Dịch vụ bảo quản đàn piano" để biết thêm thông tin.
Bạn chọn đường nào?
Nếu bạn mua đàn của chúng tôi mà gặp phải cây đàn quá nhạy cảm với thời tiết thì trong vòng 1 năm bạn vẫn có thể liên hệ để đổi cây đàn khác với điều kiện bạn phải chịu một số chi phí, trong đó có chi phí vận chuyển, đàn không bị sứt xát nhiều và đã được bảo hành bởi người của chúng tôi để sau khi hồi phục, chúng tôi sẽ đưa vào sử dụng.
Ngoài YAMAHA và KAWAI, ở Nhật còn có nhiều thương hiệu khác
Earl Winsor, Victor, Tokai, Diapason, Wagner, Apollo, Atlas, Kreutzer, Brother, Ballingdam, Toyo, Schwester, Lester, Fukuyama, Gerschwin, Morgenstern, Flora, Kraus, Bernstein, , Fritzkuhla, Goldstar...
Nhiều khi, những hãng đàn Nhật này lấy tên các nhạc sĩ nổi tiếng để đặt tên cho đàn nên người mua tưởng đàn có xuất xứ từ Châu Âu. Thực sự không phải như vậy.
Đàn của những hãng này cũng tốt, giá đàn cũ dao động từ từ 1000 Đô đến 1700 Đô tuỳ loại và tuỳ chất lượng.
Rất nhiều người chuyên nghiệp cũng chỉ dùng những loại đàn này và cũng cảm thấy hài lòng.
Tại sao ở Việt Nam, mọi người hay mua đàn piano cũ?
Có lẽ 90% người mua piano ở Việt Nam đều mua đàn cũ; không tin, bạn cứ hỏi tất cả những người có đàn piano mà bạn biết xem họ mua cũ hay mới.
Tôi tin con số thống kê của bạn sẽ giống như tôi.
Anh bạn kinh doanh cùng tôi hỏi là không hiểu đàn piano cũ bán vào thị trường ở Hà nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh và trên toàn quốc ở đâu ra mà nhiều thế, nhập khẩu mãi, bán mãi mà không hết (?)
Như trong mục "Dịch vụ tư vấn học nhạc" tôi đã đề cập - mua đàn dễ hơn học đàn.
Hiện nay, nhiều chiếc đàn piano cũ giá rẻ chỉ bằng chiếc xe máy Nhật loại bình thường, nên để đủ điều kiện kinh tế để mua một cây đàn piano cũ của Nhật , loại bình thường thì hình như đa số người ở Việt Nam có thể làm được.
Một chiếc đàn piano cũ không phải của YAMAHA, có xuất xứ tại Nhật, nếu bạn bảo quản đúng cách, có thể dùng tốt trong vài chục năm, mà giá của nó chỉ khoảng 1350 Đô la Mỹ (tương đương khoảng 28,2 triệu theo tỉ giá 20.860 VND/ Đô la Mỹ).
Nếu có ít tiền hơn, bạn có thể mua loại khoảng 1000 Đô la Mỹ (tương đương 20,8 triệu). Loại này hình thức không đẹp lắm, nhưng vẫn dùng được.
Nếu bạn mua loại cao tiền hơn: 1700; 2000; 2200; 2600; 3000 hay 3500 Đô la Mỹ thì chất lượng chắc chắn là tốt với điều kiện bạn nên có chế độ chăm sóc thường xuyên (ít nhất một năm, một lần).
Vậy, mua đàn piano không khó lắm, nhưng học lại rất khó. Do đó, sẽ nhiều người bỏ cuộc.
Không phải ở Việt nam mà ở nước ngoài, nhiều người cũng lầm tưởng là học đàn dễ nên mua đàn. Họ mua đàn, không học được, lại phải bán đi.
Rốt cuộc là cây đàn mới tinh, được để ở nhà nọ, nhà kia vài năm hoặc hàng chục năm không có người dùng là chuyện chẳng hiếm.
Đàn piano của Nhật là sản phẩmđẹp, tốt và được chế tạo thích ứng với cường độ làm việc cao (có thể tập 2,3 hoặc 5,7 tiếng mỗi ngày).
Đa số, mọi người mua đàn để học chơi (amateur) nên cường độ sử dụng vài chục phút mỗi ngày.
Tôi vẫn nói đùa là dùng như vậy chẳng khác gì "gãi ngứa" cho đàn và không thể làm hỏng được đàn.
Hơn nữa, chiếc đàn piano thường có tuổi thọ khoảng 60, 70 năm nên một mặt, hàng năm có rất nhiều piano mới được sản xuất tại Nhật và các nước thứ 3 mang thương hiệu Nhật ; mặt khác, những chiếc đàn cũ, tuổi thọ dài, sử dụng quá ít, được mua đi bán lại (chưa kể đến chính sách thu thập piano cũ trên toàn thế giới về phục chế rồi đưa trở lại thị trường của nhiều doanh nghiệp kinh doanh piano cũ của Nhật) thì số lượng piano đã qua sử dụng tràn ngập thị trường là điều dễ hiểu.
Nếu trái đất này mọi người đều sống thọ mà sinh đẻ nhiều thì tăng dân số cũng là điều dĩ nhiên.
"Xã hội piano" cũng tương tự như vậy: Dân số con người tăng, nhưng mỗi con người đều đáng quí"; "dân số piano" tăng, nhưng mỗi cây đàn piano vẫn đáng quí.
Vậy, đàn piano cũ dùng ít, để lâu, nếu được phục chế đúng qui cách, giá chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với hàng mới thì chẳng có lý do gì mà không dùng, nhất là người Việt Nam phần lớn đang còn nghèo.
Việc tiết kiệm ngoại tệ để nhập những thiết bị, công nghệ then chốt để phát triển, để hội nhập là điều làm tôi thích thú.
Nếu tôi không nhầm thì rất nhiều người trong chúng ta, của ngon, vật lạ không dám hoặc không đủ tiền để ăn, phải xuất khẩu để tìm kiếm ngoại tệ; trong khi, ngược lại , nhiều khi, ta nhập những chiếc xe quá đắt tiền chỉ để chơi, để "show"...
Mỗi lần nghĩ vậy, tôi thấy tiếc! Trên quan điểm cá nhân, tôi không ủng hộ.
Những gia đình giàu có, thường là những gia đình tiết kiệm; những đất nước giàu có cũng vậy.
"Đại Việt" còn nghèo, lý do chính đáng để hoang phí, chắc chắn là không có!
Có người khách mua cây đàn YAMAHA - U3H của tôi với giá 2400 Đô la Mỹ và hỏi tôi tại sao tôi không giải thích cho mọi người hiểu là với số tiền như vậy, thêm một chút vào, cô ta có thể mua được cây đàn YAMAHA sản xuất ở nước thứ 3 mới tinh mà cô ta vẫn mua đàn cũ.
Cô ta cũng đã tạo ý tưởng để tôi viết bài này và tôi hi vọng giúp được ai muốn mua đàn piano trả lời được câu hỏi của họ.
Ở Nhật, các hãng sản xuất đàn piano mới không thích các Công ty phục chế đàn cũ vì nếu họ phục chế đàn cũ tốt, tiêu thụ tốt, đàn mới sẽ tiêu thụ ít đi.
Cũng dễ hiểu khi ở Việt Nam, các nhà cung cấp piano mới có vẻ không thân thiện với những người bán đàn cũ.
Tuy nhiên, ở Nhật, nhiều khi, chính hãng phải công nhận một số Công ty phục chế đàn cũ trở thành đối tác (partner) vì khả năng phục chế bài bản của họ.
Để làm được một cây đàn piano mới rất công phu, nhất là ở những đất nước công nghiệp phát triển, khi giá nhân công quá cao. Do vậy, giá đàn piano mới đắt so với thu nhập chung của người Việt là điều dễ hiểu.
Một cây đàn YAMAHA Nhật, làm tại nước thứ 3, bán tại Việt Nam (trong thời điểm tôi viết bài này) rẻ tiền nhất cũng có giá khoảng gần 3000 Đô la Mỹ.
Rẻ tiền nhất thì không hi vọng là nó rất tốt , tất nhiên, nó chấp nhận được!
Vậy ta nên mua đàn piano mới hay đàn cũ?
Một chiếc YAMAHA - U3M từ lúc bắt đầu sản xuất đến lúc dừng sản xuất có giá 5000 Đô la Mỹ.
Giá cũ khoảng 2600 Đô la Mỹ.
Có người khách đi qua Cửa hàng của tôi, muốn mua cây đàn trị giá 3000 Đô la Mỹ (tương đương khoảng gần 62,6 triệu đồng).
Anh ta qua 2 lần, lần nào cũng vội vì chắc anh ta còn đi xem nhiều chỗ để so sánh và tìm câu trả lời cho chất lượng và giá cả. Mỗi lần tôi có khoảng 10 phút để nói chuyện với anh ta.
Có người đi qua Cửa hàng khoảng 5 phút rồi lắc đầu và muốn đi ngay. Tôi có 5 hoặc 10 phút để làm cho người ta tin tôi và trao cho tôi hơn 60 triệu đồng
Việc đó thật khó!
Nếu anh ta không mua, tôi cũng thông cảm.
Đương nhiên là sẽ hơi buồn một tí vì thất bại !
Nhiều người nghĩ buôn bán phải dối trá. Tôi nghĩ ngược lại.
Mỗi người một nghề. Tôi đi khám bệnh, tôi phải tin ông bác sĩ; tôi đi mua máy giặt , tôi phải tin ông bán máy giặt. Tôi cứ nhìn mặt người bán hàng, đoán mò mà mua thôi.
Nếu có cô bán hàng xinh đẹp thì tôi cũng dễ mua hơn, nhưng nhiều khi cũng bị lừa vì tư cách mấy cô xinh đẹp
Ông khách hàng muốn mua đàn hơn 60 triệu bảo:
- Anh cứ viết số Sê-ri, mô-đen đàn, tôi về hỏi bạn tôi cũng buôn bán đàn ở Sài Gòn xem có đắt không. Nếu được tôi sẽ mua.
Tôi bảo ông ta là cùng một Sê-ri, cùng Mô-đen, cùng năm sản xuất , nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, người bảo quản tốt, người bảo quản kém, người phục chế tốt, người phục chế kém, người đánh giá chất lượng còn lại chính xác, người đánh giá không chính xác..., Việt Nam mình là đất nước đang phát triển nên nó như thế, anh ta hỏi cũng vô ích.
Có thể tôi đánh giá chất lượng đàn giỏi hơn bạn ông ấy hoặc ngược lại .
Mà bạn ông khách hàng có nhìn thấy "đầu cua, tai nheo" cái đàn của tôi thế nào đâu mà đánh mới cả giá (?)
- Cách duy nhất là anh phải tin tôi thôi !!
Tôi bảo anh ta vậy và tôi chợt nhớ đến Bài ca không tên số 5 của nhạc sĩ Vũ Thành An, trong đó có câu
" Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua".
Chắc phải tin người thôi...không tin thì không sống nổi, yêu thì sẽ tin.
Vì vậy, tôi thấy cô bán hàng nào ...đẹp là tôi tin luôn (!!!)
Như thế dễ ngủ hơn, khỏi suy nghĩ!
Tôi hay lạc đề nên lan man một chút:
Tôi thường nghĩ đến cụm từ người ta hay nói đến: " phụ nữ hiện đại".
Nhiều người trong chúng ta hay hướng tới văn minh Âu - Mỹ khi chúng ta đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tôi là người có tư tưởng thủ cựu, tôi đấu tranh cho bình đẳng giới, nhưng không đấu tranh cho phụ nữ mà cho đàn ông
Dường như, tôi cảm thấy Âu - Mỹ đã dần cảm thấy sai lầm trong việc đẩy quá "cao" vai trò của người phụ nữ ra khỏi cái bổn phận thiêng liêng, cao quí vốn có của họ là chăm sóc con cái và xây tổ ấm.
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm - Men make houses, women make homes " có lẽ là chân lý ngàn đời.
Tôi là nhà kinh doanh, đôi khi, đứng trước những tòa nhà to lớn và thầm thán phục những chủ đầu tư đã cho ra những sản phẩm to lớn như thế.
Ngược lại, tôi còn thán phục hơn nữa khi "chủ đầu tư" nào đó thuộc phái yếu có thể xây cất những toà nhà là những đứa trẻ được sinh ra, được chăm sóc, được lớn lên minh mẫn, khoẻ mạnh và có ích cho xã hội
Những toà nhà "trẻ em" đó mới chính là những " toà nhà người " hùng vĩ và đáng được ngưỡng mộ bởi những khó khăn khi "chủ đầu tư xây dựng" chúng.
Và đó chẳng phải người đóng vai trò chính, có công không nhỏ là người phụ nữ hay sao?
Ông Hồ Chí Minh đã chẳng nói một câu mà tôi không cho là sai: "Vì lợi ích trăm năm phải trồng người".
Việc người phụ nữ Việt Nam bị ảnh hưởng theo Âu - Mỹ khi đất nước đang đà phát triển và bộ phận không nhỏ đã trở thành "người phụ nữ hiện đại" theo quan điểm Âu -Mỹ với cả ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực; thì chúng ta, những người đàn ông ở nhà, mặc quần đùi, áo may ô, trông con, rửa đít, đi trợ, nấu cơm là điều dễ hiểu.
Không những thế, hồi xưa, trước khi lấy vợ, nhiều người trong chúng ta đều thích lấy vợ ..."mới tinh"(!)
Trải qua tháng năm, chúng ta sống và hiểu rằng hạnh phúc không nằm ở yếu tố vợ mình có "mới" trước khi lấy mình hay không.
Điều quan trọng là vợ chồng có chấp nhận được cái xấu, cái tốt của nhau, tha thứ để hiểu nhau, xây dựng tương lai cho con cái chứ không phải chuyện mới hay cũ.
Vậy, chúng ta trở thành động vật nhai lại?
Không sao!
Tóm lại:
Lấy vợ cũ, mua đàn cũ!
Cứ thế mà làm!
Không chết đâu.
Ấy mà tôi nói thế không có nghĩa là tôi thổ lộ việc mình đã lấy vợ mới hay cũ đâu nhá!
Nếu vợ tôi có "mới " thì cũng tốt, nhưng không có nghĩa là rất quan trọng như thiên hạ vẫn tưởng.
Nếu chẳng may có "cũ" thì tôi vẫn tự hào về cái "cũ" đó !
Chúc các bạn ngủ ngon!
ĐÀN PIANO CƠ (ACOUSTIC) CỦA HÃNG NÀO HAY NHẤT?
CÁCH LỰA CHỌN ĐÀN PIANO CƠ (ACOUSTIC PIANO)
huyquangpiano.blogspot.com
Viết bởiHuy Quang - Piano.
Xin ghi rõ nguồn gốc khi sao chép (không người ta tưởng tôi copy của ai đó thì oan Thị Kính ) !
Từ khóa liên quan: piano, bán đàn piano, bán piano cũ, bán piano hà nội, bán piano tại hà nội, bán piano hà nội, bán piano cũ hà nội, bán piano cũ tại hà nội, bán piano tốt ở đâu, bán piano chất lượng ở đâu, bán piano giá rẻ, bán đàn piano cũ giá rẻ, bán đàn piano cũ giá rẻ hà nội, bán piano Tp Hồ chí minh, bán đàn piano Đà nẵng, bán đàn piano cũ đà nẵng, bán đàn piano cũ tại đà nẵng, bán đàn piano cũ ở đà nẵng, bán đàn piano chất lượng đà nẵng, bán đàn piano cũ chất lượng ở đà nẵng, bán đàn piano cũ nha trang, bán đàn piano cũ chất lượng nha trang, bán piano cũ nha trang, bán đàn piano cũ chất lượng nha trang, bán đàn piano cũ chất lượng tp hồ chí minh, bán đàn piano cũ đà lạt, bán đàn piano cũ chất lượng đà lạt, bán đàn piano cũ giá rẻ, bán đàn piano cũ chất lượng giá rẻ đà nẵng, hà nội, hải phòng, hải dương, vinh, thái nguyên, quảng ngãi, nha trang, đà lạt, vũng tàu, tp hồ chí minh, các tỉnh thành, cả nước, toàn quốc, piano hà nội, piano hà phòng, piano vinh, piano thai nguyen, piano da nang, piano, piano quảng ngãi, piano nha trang, piano đà lạt, piano vũng tàu, piano qui nhơn, piano tp hồ chí minh, white piano, piano trắng, bán đàn piano trắng, đàn piano trắng, dương cầm, bán đàn dương cầm trắng