Đất Trồng Cây Những Loại Đất Phổ Biến
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Các loại đất trồng cây phổ biến và chất lượng nhất hiện nay không thể bỏ qua
Đất trồng chính là đất dinh dưỡng trồng cây, là môi trường quan trọng làm cầu nối cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây giúp cây đứng vững, tránh tình trạng cây đổ, ngã.
Công ty TNHH TMDV Phú Quốc Dragon chia sẻ đến bạn các loại đất trồng phổ biến hiện nay và ưu nhược điểm từng loại. Từ đó, bạn có thể lựa chọn loại đất thích hợp nhất với cây trồng nhà bạn nhé.
1. Đất thịt
- Đất thịt là đất có thành phần bao gồm 25 – 50% cát, 30 – 50% mùn và 10 – 30% sét. Đây là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
- Đây là loại đất thích hợp cho đa số các loại cây trồng.
1.1. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: đất có chế độ thấm nước, nhiệt độ thuận lợi cho các quá trình lý hoá trong đất, dễ dàng cày bừa và làm đất. Đất thịt có độ tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, giàu thành phần hữu cơ và mùn.
- Nhược điểm: Nếu trường hợp không cung cấp đủ độ ẩm thì đất dễ vỡ vụn, tưới nhiều nước dễ ngập úng.
1.2. Cách cải tạo đất thịt
Muốn đất thịt trở thành loại đất trồng cây tốt thì bạn cần:
- Bón bổ sung phân chuồng hoại mục như phân bò, phân xanh.
- Không để đất trong tình trạng quá khô hoặc quá ẩm.
- Trồng luân phiên các giống cây khác họ.
- Làm luống trồng cao để thoát nước, trồng chậu phải có lỗ thoát nước.
- Không nên cày bừa nhiều vì sẽ mất chất hữu cơ trong đất.
1.3 Đất thịt có thể trồng được các loại cây gì?
- Đối với các loại cây gia vị như ớt, rau thơm, chanh, ớt, hương thảo,… thì khi trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng thêm hương vị, mùi thơm.
- Đối với các loại cây dược liệu khi trồng trên đất thịt sẽ tạo ra các mùi đặc trưng và tăng cao khả năng dược tính cho cây trồng.
- Đất thịt để trồng cây bonsai phù hợp định hình dáng vẻ của bonsai và thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của cây.
- Đất thịt cũng là một loại đất thích hợp dùng để trồng các loại cây ăn trái cho quả có độ ngọt, hàm lượng đường cao, giúp cây đậu sai quả, ra quả to.
2. Đất cát
- Đất cát là đất thô, hạt cát rời rạc, thô và có sạn. Đất cát có thành phần cơ giới gồm 80 – 100% cát, chỉ 0 – 10% mùn và 0 – 10% sét, các hạt cát có kích thước từ mịn (0,05 mm) đến thô (2 mm).
- Đất cát được nhiều người sử dụng để trồng cây lấy củ và cây ăn quả.
2.1 Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Đất thoáng khí, dễ thoát nước, dễ cày bừa, tiết kiệm công sức cày bừa và xử lý đất nhanh chóng.
- Nhược điểm: Khi đất khô rất rời rạc, khi ướt đất bí chặt, khả năng giữ nước và phân kém, vi sinh vật phát triển kém, nghèo mùn.
2.2 Phương pháp cải tạo đất cát
- Đất cát dùng phổ biến nhưng nghèo dinh dưỡng. Vì vậy cần cải tạo:
- Bón bổ sung phân hữu cơ hoại mục hoặc đã qua xử lí nhiều lần để làm tăng lượng mùn và tăng vi sinh vật.
- Bổ sung thêm đất thịt, bùn hoặc đất phù sa.
- Lựa chọn trồng các loại giống cây phủ đất hoặc cây tạo phân xanh.
- Phủ xung quanh cây bằng rơm, trấu, lá cây, cỏ khô để giữ ẩm tốt hơn.
2.3 Đất cát nên trồng cây gì?
- Đất cát thích hợp trồng được các loại cây có củ như khoai mì, khoai lang, lạc, khoai tây,… Cát trồng cây phi lao (dương liễu) có khả năng che chắn, gió.
- Đất cát cũng trồng các loại cây ăn quả như dừa, cam, chanh, mận, nho, táo.
- Cát còn được dùng để trồng các loại rau màu như măng tây, nha đam.
Lưu ý:
Nếu lựa chọn đất cát làm đất trồng, bạn nên đào hố sâu, trộn đất cát cùng với đất thịt để cây có độ bám và khả năng sinh trưởng tốt. Bổ sung thêm phân như phân bò, tro, trấu, xơ dừa, thường xuyên phủ rơm, rạ để giữ độ ẩm.
3. Đất sét
Đất sét thích hợp để trồng cây với thành phần cơ giới chứa khoảng 50 – 100% sét, 0 – 45% cát, 0 – 45% mùn.
3.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Hàm lượng mùn cao, ít bị rửa trôi, giàu khoáng chất cần thiết cho cây, khả năng giữ nước và phân rất tốt.
- Nhược điểm: Độ thoáng khí rất thấp, cây dễ úng nước, mùa khô đất sét bị nứt nẻ, rễ cây kém phát triển. Đất bí chặt tốn nhiều công làm đất.
3.2. Cải tạo đất sét
- Đất sét sau 6 tháng bạn nên tiến hành cải tạo:
- Bón thêm vôi nông nghiệp, phân xanh, phân chuồng trước khi gieo trồng.
- Bón thêm đất cát và tưới nước phù sa nếu đất sét nặng.
- Hạn chế cày bừa, đào xới đất
3.3 Đất sét có thể trồng được cây gì?
Đất sét thích hợp trồng cây trữ nước và các loại cây lấy củ, quả đem lại năng suất cao khi kết hợp với các loại đất khác.
4. Đất gì trồng cây tốt nhất?
Vậy cụ thể, đất gì trồng cây tốt nhất? Thực tế, không có một loại đất nào lý tưởng cho tất cả loại cây trồng. Việc phối trộn đất trồng, giá thể tơi xốp và phân bón giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn. Vì thế, bạn cần xác định và tìm hiểu loại cây bạn dự định trồng có đặc điểm như thế nào để có thể chọn loại đất thích hợp.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp: 0907 732 936 hoặc 0937 382 936
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá