Đang tải dữ liệu ...
  • Đồ dùng khác cho mẹ
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu gối sau sinh

3777511 - 08:53, 13/12 - Toàn quốc - 26

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Không ít mẹ sau sinh phải đối mặt với các cơn đau nhức, mệt mỏi toàn thân, điển hình là nhức mỏi đầu gối.  Vậy hiện tượng mẹ hay bị đau đầu gối sau sinh là do đâu? Cùng tìm hiểu vấn đề này để biết cách chăm sóc mẹ sau sinh sớm ngày phục hồi sức khỏe.

Nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu gối sau sinh 
Đây là một số lý do giải thích tại sao các bà mẹ phải đối mặt với đau đầu gối sau khi sinh:

Tình trạng tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ

Thông thường khi mang thai bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, mỗi tháng cân nặng mẹ bầu sẽ tăng khoảng 1.5 – 2kg/tháng. Cho tới cuối thai kỳ, cân nặng tổng mẹ sẽ tăng thêm khoảng 10 – 12kg so với lúc bình thường.

 

Nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu gối sau sinh Ảnh số 43754715

Cân nặng của thai nhi, túi nước ối, bánh nhau.. tất cả trọng lượng sẽ đè lên phần đầu gối của mẹ bầu, tạo áp lực khiến cho đầu gối bị thương tổn và đau nhức. Mặc dù sau sinh, áp lực này đã giảm nhiều nhưng vẫn cần một thời gian để mẹ hết cảm giác bị đau đầu gối sau sinh.

Ngay trong quá trình sinh nở, khớp đầu gối của mẹ cũng chịu ảnh hưởng. Nhằm giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn, các khớp gối của mẹ phải giãn ra. Tới khi vượt cạn, mẹ sẽ dùng nhiều lực để đẩy em bé ra bên ngoài và khiến đầu gối chịu áp lực lớn hơn. Sau sinh mẹ vẫn sẽ có cảm giác đau khớp gối.

>>Xem thêm: dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxiđể có cách phòng ngừa từ sớm

Mẹ có tiền sử mắc bệnh lý xương khớp trước đó

Theo nhiều thống kê, nếu các bà mẹ đã từng bị các bệnh lý xương khớp thì sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng đau đầu gối sau sinh. Trong các giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm nhiều do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Sau sinh, hệ miễn dịch chưa phục hồi tạo điều kiện cho các bệnh lý phát triển trở lại với mức độ nặng hơn.

Bên cạnh đó, thời gian trước và sau khi sinh nở cơ thể có sự thay đổi đột ngột về hormone, cân nặng, tâm lý cũng khiến cho mẹ bị tái phát các cơn đau ở vị trí trước đây từng bị chấn thương.

Mẹ không có thói quen vận động

Những mẹ vận động đều đặn trong thai kỳ, tập luyện thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn và cơ thể linh hoạt hơn. Nếu mẹ ít vận động, các khớp xương sẽ bị dần cứng lại. Sau sinh, khi mẹ trở lại cuộc sống bình thường thì các khớp xương này đã thay đổi khiến cho mẹ cảm thấy bị đau nhức nhiều hơn, trong đó có bộ phận khớp đầu gối.

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin D và canxi

Canxi và vitamin D là các vi chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành xương khớp, bởi vậy, phần lớn lượng vi chất này khi được cung cấp cho cơ thể mẹ sẽ giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng của thai nhi.

Nếu mẹ không tăng cường đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng canxi không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, gây loãng xương và thiếu canxi sau sinh. Lượng canxi trong xương giảm đi sẽ khiến cho xương bị giòn, yếu, kém vững chắc, gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp đặc biệt vùng khớp hàng và đau đầu gối sau sinh.

>>Xem thêm: thuốc canxi sau sinh giảm đau nhức xương khớp

Làm gì để cải thiện đau mỏi khớp sau sinh hiệu quả cho mẹ?
Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc sử dụng bất cứ một loại thuốc nào đều được cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc và chỉ sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen khi đau nhiều… Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc có thể áp dụng sau đây:

  • Chườm nóng, lạnh: Giảm đau bằng nhiệt là biện pháp đơn giản và dễ tiến hành, đem lại hiệu quả cao. Chườm lạnh và chườm nóng đều là cách giảm đau rất tốt, tuy nhiên chườm lạnh thường chỉ dùng cho cơn đau cấp tính, còn với mẹ sau sinh thì nên chườm nóng. Hãy dùng miếng đệm sưởi hoặc túi chườm, chườm vào khu vực bị đau để làm dịu cảm giác đau nhức.
  • Tập thể dục: Luyện tập các bài tập vận động một cách thường xuyên để kiểm soát cơn đau khớp. Các bài tập không gây áp lực lên khớp sẽ được ưu tiên nhiều hơn ví dụ như bơi lội.
  • Dùng vật lý trị liệu: Các biện pháp sử dụng kỹ thuật vật lý trị liệu như massage, châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc giảm đau.. cũng mang lại tác dụng giảm đau cho mẹ sau sinh, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Trong giai đoạn sau sinh và cho con bú, nhu cầu về canxi của mẹ sẽ tăng cao hơn với 1.500mg canxi/ngày. Lúc này, mẹ cần bổ sung đủ canxi từ các thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa rau lá xanh, các loại hoa quả tươi.. đồng thời bổ sung canxi cho mẹ cho con bú với viên uống để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết.

>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt giúp bổ sung DHA cho bé bú thông minh

Đau đầu gối sau khi sinh là hiện tượng bình thường khi cơ thể chưa được bình phục. Việc áp dụng các biện pháp kết hợp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý sẽ sớm đẩy lùi tình trạng đau nhức. Nếu tình trạng đau đầu gối sau sinh tồi tệ hơn, mẹ hãy đi khám để tránh các biến chứng và điều trị giảm đau hiệu quả.

Tin đăng đã có 26 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 280.000
Vào shop satchobabauchelaferrforte để xem thêm sản phẩm