Phụ nữ mang thai bị sốt mọc răng khôn có nguy hiểm không
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Răng khôn là răng mọc trong xương hàm tại thời điểm cấu trúc hàm đã phát triển ổn định. Do đó mà hầu hết răng khôn đều mọc ngầm dưới nướu vì không còn chỗ để mọc trên hàm. Độ tuổi mọc răng khôn là vào khoảng 18 – 26 tuổi, do đó khá nhiều phụ nữ mang thai vẫn mọc răng khôn. Biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lên đó là viêm lợi, viêm quanh thân răng, sâu răng, sốt,…Vậy mẹ bầu bị sốtmọc răng khôn có ảnh hưởng gì tới việc mang thai hay không? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé.
Phụ nữ mang thai bị sốt mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Chuyên gia cho biết bà bầu bị sốt mọc răng khôn là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nếu mẹ bầu bị sốt kéo dài thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Với người bình thường, răng khôn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng nếu như nó gây gại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi mang bầu không được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do nhổ răng có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh. Mà trong 3 tháng đầu khi mẹ mang thai, thai nhi đang có sự phát triển mạnh mẽ, bất kỳ tác động nào cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 3 tháng cuối thai kì cũng là thời điểm mẹ không nên nhổ răng, vì lúc này cơ thể mẹ đã nặng nề hơn và đang phải chuẩn bị để sinh con.
Trường hợp mẹ cần phải nhổ bỏ răng khôn thì bác sĩ chỉ định phải nhổ thì cần nhổ khi thai nhi từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Lúc này thai nhi đã phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, nên nhổ răng không gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bé.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu
Làm gì khi bà bầu bị sốt mọc răng khôn?
Mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp để giảm đau, giảm sốt khi mọc răng để giảm bớt khó chịu dưới đây:
- Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để giảm đau và chống viêm.
- Chườm nước đá để gây tê và giảm đau khi mọc răng.
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, kháng sinh và nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu được sự cho phép của bác sĩ.
- Đi khám bác sĩ nếu có bất kì hiện tượng không khỏe nào để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu chela ferr forte có tốt không
Những thực phẩm mẹ bầu mọc răng khôn nên ăn
Mọc răng khôn sẽ khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn hơn vì luôn tồn tại những cơn đau răng. Do đó, khi mọc răng khôn bạn cần tránh những tác động mạnh cho răng. Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm sau để giảm đau nhức khi mọc răng khôn:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa có chứa hàm lượng canxi và vitamin cao có tác dụng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể. Các loại sữa chua, sữa đậu nành,… có thể giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời bổ sung thêm canxi và protein giúp răng chắc khỏe. Ngoài ra, sữa và các chế phẩm của nó đều rất dễ ăn, phù hợp để giúp mẹ thay đổi khẩu vị, tránh trường hợp mẹ bị chán ăn khi bị sốt.
Cà rốt
Trong cà rốt có chứa lượng lớn vitamin A, C, có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch. Ăn cà rốt thường xuyên giúp mẹ tăng cường khả năng miễn dịch. Nó còn giúp làm giảm nguy cơ bé yêu bị dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống… Tuy nhiên, lượng vitamin A quá cao có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác trong thực đơn của mình để trung hòa hàm lượng dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể.
Bí xanh
Bí xanh chứa nhiều chất xơ, đặc biệt nó còn chứa nhiều canxi, sắt và nhiều loại vitamin quan trọng với mẹ bầu như: vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E…. Bí xanh có công dụng thanh nhiệt, giải độc… rất phù hợp để mẹ bầu bị sốt mọc răng ăn để cải thiện sức khỏe và giúp mẹ giảm sốt.
Bên cạnh đó, đừng quên thực hiện chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất: sắt, canxi, DHA cho mẹ bầu, … ngay từ đầu thai kì mẹ nhé! Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh và an toàn!
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá