Cách làm sữa chua tại nhà thơm ngon bổ dưỡng
Liên hệ mua hàng tại shop
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá
Sữa chua là một món ăn rất tốt cho sức khỏe và nên được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên ngày nay, những loại sữa chua trên thị trường thường khá ngọt, do đó không hợp khẩu vị của nhiều người. Nếu có thời gian, bạn nên tự làm sữa chua tại nhà, vừa ngon, vừa đảm bảo lại có thể loại bỏ được lượng đường dư thừa đó. Hãy lưu lại ngay bí quyết làm món ăn bổ dưỡng này một cách đơn giản nhất mà vẫn vô cùng hấp dẫn nhé.
Nguyên liệu để làm sữa chua tại nhà
- 946 ml Sữa tươi tùy chọn
- 60 - 120 ml Sữa không béo (tùy chọn)
- 1 thìa Đường trắng
- Một nhúm Muối (tùy chọn)
- 2 thìa Sữa chua có sẵn đã lên men
Bước 1: Làm nóng sữa đến nhiệt độ 185ºF (85ºC). Dùng hai nồi lớn, một nồi đặt vừa trong nồi kia để làm nồi đun cách thủy, như vậy sẽ ngăn sữa không bị cháy, thỉnh thoảng khuấy 1 lần.
Bạn có thể chọn sữa tùy ý, bao gồm sữa tươi nguyên kem, sữa tách béo, sữa tiệt trùng, sữa hữu cơ, sữa đặc, sữa bột, sữa bò, dê, đậu nành,... đều được.
Bước 2: Làm lạnh sữa đến 110ºF (43ºC). Ngâm nồi sữa vào một chậu nước lạnh, thỉnh thoảng khuấy đều tay.
Nếu làm lạnh bằng nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh, bạn phải khuấy sữa thường xuyên. Nên chú ý đừng để nhiệt độ sữa giảm xuống dưới 90ºF (32ºC); nhiệt độ lý tưởng nhất là 110ºF (43ºC).
Bước 3: Làm nóng men cái. Sử dụng men có sẵn từ sữa chua không đường mua ngoài siêu thị, nhớ kiểm tra nhãn xem sữa chua có mới hay không để chọn loại có "vi khuẩn sống" tốt hơn nhé.
Ngoài ra, thay vì sử dụng sữa chua có sẵn, bạn cũng có thể dùng vi khuẩn đông lạnh (có thể mua trên mạng hay các cửa hàng đặc biệt), như vậy sẽ làm men sữa chua lên nhanh và ngon hơn.
Bước 4: Thêm sữa tách béo hoặc ít béo nếu muốn. Trong bước này, nếu thêm 60 - 120 ml sữa không béo thì món sữa chua của bạn sẽ tăng thêm thành phần dinh dưỡng một cách đáng kể. Bên cạnh đó, sữa chua cũng dễ đặc lại hơn.
Bước 5: Cho 2 thìa sữa chua đã chuẩn bị sẵn (hoặc thêm vi khuẩn đông lạnh nếu có) vào, dùng máy đánh trứng hoặc dùng máy xay sinh tố để phân bố vi khuẩn đồng đều vào sữa. Nếu khuấy không đều, bạn có thể khiến sữa bị nóng quá nhanh hoặc quá lâu.
Bước 6: Cho hỗn hợp vào đồ đựng sạch như chai, hộp, bát to. Đậy nắp mỗi chai, hộp thật chặt hoặc dùng màng nhựa để bọc kín miệng lại. Bạn cũng có thể dùng các lọ nhỏ xinh nếu thích.
Bước 7: Giữ ấm sữa chua để kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn, cố gắng giữ nhiệt độ gần với ngưỡng 100ºF (38ºC). Hỗn hợp càng được ủ lâu, sữa chua sẽ càng đặc và dậy mùi thơm hơn. Để yên sữa chua trong lúc ủ, không nên lắc hay làm rung sữa chua.
Ủ sữa chua trong ít nhất 7 tiếng đồng hồ, càng để lâu thì sữa chua càng đặc và thơm hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủ bằng máy làm sữa chua , nồi cơm điện, nồi nấu chậm,... Điều quan trọng là giữ cho nhiệt độ ủ sữa chua không đổi và không bị quá lạnh hoặc quá nóng.
Bước 8: Kiểm tra xem sữa chua đã dùng được chưa bằng cách thử lắc nhẹ một cốc sữa chua - nếu sữa không chuyển động nghĩa là nó đã hoàn thành và bạn có thể cất vào tủ lạnh vào được rồi. Còn không, bạn phải ủ sữa chua thêm một chút nữa.
Bước 9: Lọc sữa chua qua vải thưa để được sữa đặc hơn nữa. Đặt tấm vải vào rây, đặt rây vào bát lớn để hứng nước sữa - là chất lỏng loãng màu vàng. Cho sữa chua vào rây, đậy đĩa lên rây và cho tất cả vào tủ lạnh trong vài giờ. Hãy để lọc qua đêm nếu bạn muốn sữa chua siêu đặc giống như pho mát kem mềm nhé.
Bước 10: Cho sữa chua vào tủ lạnh vài giờ trước khi sử dụng. Tủ lạnh giúp bảo quản sữa chua từ 1-2 tuần để bạn thưởng thức. Nếu muốn dùng món sữa chua này làm men cho mẻ tiếp theo, hãy để từ 5 - 7 tuần để vi khuẩn kịp sinh trưởng nhé.
Rất nhiều loại sữa chua bán trên thị trường sử dụng chất làm đặc như pectin, tinh bột, gôm hay gelatin, vì thế sữa chua làm tại nhà của bạn có thể sẽ mỏng hơn một chút. Bạn cũng có thể cho sữa chua vào ngăn đá để làm mát rồi mới cho vào tủ lạnh, như vậy sữa chua sẽ mịn hơn.
Bước 11: Khi thưởng thức, bạn có thể khuấy đều hoặc cho các hương liệu tùy ý như mứt, đường, mật ong, hoa quả tươi,... tùy ý nhé.
lượt đánh giá
0/5Bạn chưa đánh giá