Đang tải dữ liệu ...
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Vui xuân cùng đèn trời

99211 - 10:16, 16/01 - Hà Nội - 529

Liên hệ mua hàng tại shop

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Chiếc đèn bay lên trời, ánh sáng lung linh của nó mang theo bao nhiêu lời nhắn nhủ dễ thương trên đó. Đêm Giao thừa, dưới cái lạnh giá của tiết trời mùa đông, nếu muốn có một khung cảnh lãng mạn hơn cho bạn và người ấy, chiếc đèn trời cũng có thể làm được việc đó, cùng nhau vẽ và ghi những lời lãng mạn lên chiếc đèn, cùng nhau thả và ngắm đèn trời bay lên.



Chào đón năm mới 2009, chúng tôi nhận cung cấp đèn trời với số lượng lớn, chất lượng tốt nhất giá rẻ nhất.

Mọi thông tin liên hệ:
Tampt 0975625300
Anh td 01693054940

Mail: phamthitam22@gmail.com
YM: shoponline252
Skype: tam_chodientu

Nguồn cung cấp trực tiếp từ làng nghề Thái Bình nên các bạn có thể yên tâm về chất lượng !


Các câu hỏi thường gặp:

1. Thế nào là chiếc đèn trời chất lượng tốt?

Đèn trời chất lượng tốt là đèn trời được dán cân, nếp dán kín, các nếp dán không bị “loe”, đèn dính vào nhau, bấc đèn làm bằng vải tẩm với mỡ lợn. Bấc đèn chất lượng kém được tẩm bằng mỡ trâu, sáp nến, dầu hỏa để tiết kiệm chi phí.

2. Đèn trời có thể rơi xuống gây nguy hiểm không?

Đèn trời khi bay lên nhờ lực đẩy hơi nóng trong “bầu” đèn, khi lửa vẫn còn cháy thì nó vẫn đẩy đèn trời bay lên, kẻ cả khi bấc đã cháy hết nhưng hơi nóng trong bầu đèn vẫn còn giữ cho đèn bay lơ lửng trong không trung trước khi từ từ hạ xuống.

3. Đèn trời có thể xếp lại được không?

Được. Khi xếp lại thì đèn trời như 1 cái mâm, 10 chiếc dầy lên khoảng 6cm, 100cm dày khoảng 35cm.

4. Mình làm rách đèn, có cách nào khắc phục không?

Đèn trời mỏng nên rất dễ rách, khi vận chuyển cũng như thả nên nhẹ tay. Nếu làm rách cần dùng băng dính giấy (dùng cho văn phòng) để dán lại là tốt nhất vì nó chịu được nhiệt độ, không bị nóng chảy khi chịu nhiệt độ cao.

5. Mình muốn mua để dành đến dịp khác thả, liệu có thể để lâu được không?

Đèn trời có thể để hàng năm mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng, bạn cần cho vào túi nilong rồi buộc chặt lại. Hiện nay chúng mình bán hàng quanh năm nên bạn có thể mua bất kỳ lúc nào.

6. Mình ở xa muốn đặt mua liệu có đảm bảo và an toàn không?

Với khách hàng ở xa, mình đóng gói cẩn thận và đóng hộp cactong bên ngoài bảo vệ tránh khỏi va đập. Bạn sẽ nhận hàng tại nhà qua nhân viên chuyển phát nhanh Tín Thành hoặc Hợp Nhất.

Hướng dẫn thả đèn trời.

Để đèn trời có thể bay tốt nhất, xin các bạn vui lòng thực hiện theo các hướng dẫn sau:

1. Bảo quản đèn trời:

Luôn giữ cho đèn tránh bị tiếp xúc với nước, chất lỏng làm đèn bị rách. Nếu bị rách thì dùng giấy hoặc băng dính giấy dán lại.

2. Các điểm cần chú ý khi đốt, thả đèn trời:

- Không thả đèn nơi có gió lớn, thả đèn nơi không có gió hoặc khuất gió để tránh gió thổi tạt làm cháy đèn. Không thả đèn khi trời mưa.

- Cần chú ý hướng gió, khi thả đèn, đèn sẽ bay theo chiều gió, vì vậy cần tính toán để tránh các va chạm có thể xảy ra (cây cối, nhà cửa, người đi đường, ...)

3. Các bước thả đèn trời:

Bước 1: Dùng tay nhẹ nhàng mở đèn ra và kiểm tra xem đèn có bị thủng hoặc rách không, nếu đèn bị thủng hoặc rách thì lấy giấy hoặc băng dính giấy dán lại.

Bước 2: Rũ tơi bấc rồi buộc bấc vào điểm giao nhau của 2 sợi dây thép và cuốn 2 vòng.

Bước 3: Một người cầm chóp đèn kéo cao lên, người còn lại châm lửa vào bấc, chú ý kéo thẳng đứng tránh lửa bắt vào đèn. Nếu trời có gió thì sau khi châm lửa hạ thấp vành đèn sát xuống đất để tránh bị lửa thổi tạt.

Bước 4: Lấy tay giữ lấy vành đèn trời ở trạng thái thẳng đứng, đợi một lúc cho hơi nóng thổi căng đèn trời, đến khi nào tay cảm nhận được sức kéo của đèn thì thả tay ra (khoảng 30s sau khi châm lửa), đèn sẽ tự bay lên trời. Nếu trong điều kiện có gió thì cầm vành đèn di chuyển theo hướng gió và giữ đèn thẳng đứng đến khi thật căng mới thả tay ra.

Chú ý: Không thả tay sớm vì đèn chưa đủ sức nóng nên có thể sẽ không bay được mà chỉ bay là là và rơi xuống đất rất nguy hiểm. Trong trường hợp này không nên dùng tay đẩy đèn trời dễ làm đèn bị mất cân bằng làm đèn bị cháy hoặc bị rơi mà cần giữ đèn trời lại ở trạng thái thẳng đứng và đợi thêm một lúc nữa đến khi cảm nhận đước sức căng của đèn thì thả tay ra, đèn sẽ bay lên trời.

3. Gợi ý về các địa điểm thả đèn trời:

Các địa điểm rộng rãi như bãi biển, bờ sông, các bãi đất trống, …

Phong tục thi thả đèn trời

Thi thả đèn trời được ghi chép từ năm 1900 trong 'Thái Bình phong vật chí', ở xã Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh và Phương Công, huyện Tiền Hải). Lệ đặt ra là làm đèn giấy bằng cái sọt to, dán giấy kín xung quanh, chừa hở phía dưới còn trong đặt bát mỡ có bấc để đốt.

Thi thả đèn trời được ghi chép từ năm 1900 trong 'Thái Bình phong vật chí', ở xã Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh và Phương Công, huyện Tiền Hải). Lệ đặt ra là làm đèn giấy bằng cái sọt to, dán giấy kín xung quanh, chừa hở phía dưới còn trong đặt bát mỡ có bấc để đốt. Khi thi, đốt đèn tự bay lên cao, đèn nhà nào bay cao nhất mà không bị cháy thủng là thắng cuộc. Tác giả cho rằng lệ thi đèn này có nguồn gốc từ phép treo đèn của Khổng Minh đời Tam Quốc bên Trung Hoa.

Thi đèn trời ở Thái Bình còn có ở các xã Đông Quang, Đông La, Đông Á, Đông Dương (huyện Đông Hưng); An Ấp, An Khê, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Phụ); Thái Giang (huyện Thái Thụy); Quang Bình, Quang Trung (huyện Kiến Xương), song nhiều nhất vẫn là ở huyện Đông Hưng. Đèn trời Đông Hưng nay đã lên tận các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, sang Hải Dương, Hưng Yên, lên Hà Nội, vào Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng.

Gọi là đèn trời bởi khi đốt đèn bay lên trời, đèn có thể bay cao 1km và bay xa 5-10km. Thi đốt Đèn trời bắt nguồn từ ước vọng của con người mong cho cuộc sống trường tồn. Thi đốt Đèn trời trong ngày Tết, ngày lễ còn có hàm ý tâm linh xua đuổi bóng đêm và ma quỷ. Người ta quan niệm rằng người thắng trong cuộc thi sẽ được may mắn cả năm.

Làm đèn trời và đốt đèn thật dễ. Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ, đường kính dài ngắn, đèn cao hay thấp tùy ở người làm. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để phất giấy. Giấy phất đèn được làm bằng giấy bản hoặc giấy dó, có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió. Bấc đèn bằng sợi vải tẩm với mỡ lợn. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc bấc đèn. Khi đốt, người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa làm loãng không khí trong lòng đèn, khí nhẹ làm cho đèn từ từ bay lên, gặp gió nhẹ đèn sẽ bay cao, bay xa.

Tin đăng đã có 529 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 15.000
Vào shop shoppingonline để xem thêm sản phẩm