Cơ cấu tổ chức chức năng ra đời khi một tổ chức được chia thành các nhóm nhỏ với vai trò và trách nhiệm cụ thể. Ví dự: một nhóm về kinh doanh, một nhóm về tài chính…
Ưu điểm của cấu trúc này là: nhân viên được phân theo nhóm dựa vào kỹ năng của họ. Cho phép họ tập trung nguồn lực vào thực hiện vài trò với tư cách là một bộ phận.
Nhược điểm của cấu trúc này là thiếu sự thông tin liên lạc giữa các bộ phận. Hầu hết các vấn đề thảo luận diễn ra ở cấp quản lý.
Xem thêm: Quy trình quản lý công việc
Tổ chức dự án
Đây là cơ cấu tổ chức được thiết lập tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định dùng để quản lý cho từng dự án cụ thể. Để triển khai cấu trúc này, người lãnh đạo sẽ cử các nhân sự từ các bộ phận khác nhau tới làm việc chung dưới sự lãnh đạo của giám đốc dự án tạm thời. Sau khi hoàn thiện dự án sẽ quay về nhiệm vụ cũ hoặc chuyển sang dự án mới.
Việc thành lập một cơ cấu tổ chức cho dự án giúp khắc phục nhiều điểm thiếu sót khi triển khai dự án như: thiếu sự thống nhất của việc điều hành, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban hay trì hoãn làm chậm tiến độ…
Tổ chức ma trận
Cơ cấu tổ chức ma trận không giống như các cơ cấu tổ chức khác, tất cả nhân viên trong tổ chức này đều phải thực hiện báo cáo kép.
Một cơ cấu tổ chức ma trận, còn được gọi là “hệ thống đa lệnh ” vì có hai chuỗi lệnh. Một chuỗi điều hành mang tính chức năng trong đó quyền hành được phân chia theo chiều dọc. Chuỗi thứ hai nằm ngang, mang tính phân nhóm và được dẫn dắt bởi quản lý dự án.
Ưu điểm: hoạt động linh hoạt hơn do có hai chuỗi lệnh thay vì chỉ một. Một dự án duy nhất được giám sát bởi nhiều nhân sự chuyên môn khác nhau cũng giúp gia tăng sự tương tác và dễ dàng chia sẻ tài nguyên công việc với nhau hơn.
Nhược điểm: tính phức tạp cao, càng nhiều lớp ma trận thì nhân viên càng bối rối hơn trong việc họ phải báo cáo cho ai. Sự nhập nhằng này có thể gây ra những mâu thuẫn nội bộ, làm chậm tiến độ công việc và gây khó khăn hơn trong việc quy kết trách nhiệm khi có sự cố xảy đến
Tham khảo thêm: www.codx.vn/work-from-home-la-gi-va-nhung-dieu-can-biet/