1.Tầm quan trọng của đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên.
Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
Trước đây, chúng ta dễ thấy tình trạng nhảy việc của nhân viên thường nhằm vào mục đích tăng thu nhập. Tuy nhiên, trong nhiều khảo sát gần đây, học chuyển việc với nhiều nguyên nhân hơn. Có thể là do môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, không có lộ trình phát triển, cơ câu nhân sự bất hợp lý….Những nguyên nhân này sẽ dễ làm nhân viên không hài lòng và từ bỏ doanh nghiệp. Vì vậy, tăng mức độ hài lòng của nhân viên bằng nhiều yếu tố sẽ giữ chân được họ và nhà quản trị nguồn lực không phải tốn quá nhiều thời gian đào tạo người mới, tốn chi phí cho việc tuyển dụng người lần nữa.
Giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc
Sự hài lòng của nhân viên quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Ngoài ta, đây cũng là yếu tố ghi điểm trong mắt khách hàng, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp uy tính hơn với đối tác. Thu hút nhân tài vào làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về đánh giá 360 độ trong doanh nghiệp
2.Tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên
Mức độ hài lòng với công việc
Đầu tiên, hãy kiểm tra xem nhân viên của bạn có đang hài lòng với vị trí công việc hiện tại với các câu hỏi như: họ có thực hiểu rõ về công việc và mục tiêu của công việc hay không, khối lượng công việc đang đảm đương có phù hợp không, công việc này có mang lại trải nghiệm gì thú vị hoặc gây áp lực với họ không. Bằng các câu hỏi này bạn sẽ lật mở được mức độ hài lòng của nhân viên sâu sắc hơn.
Lương bổng và phúc lợi
Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về chế độ lương và phúc lợi họ đang nhận được, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định nhân viên có hài lòng với doanh nghiệp hay không?
Các khảo sát có thể là: lương có được thực hiện đúng kỳ, đúng hạn. Các phúc lợi như trợ cấp nhà ở, đi lại, bảo hiểm… có vấn đề gì hay không. Tìm hiểu và cải thiện tốt nhất các vấn đề trên là góp phần cao nhất nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên.
Chính sách và quy trình làm việc
Hãy trao đổi rõ ràng về chính sách và quy trình làm việc từ ngày đầu nhân viên bước vào công ty. Hãy cho họ thấy rõ lộ trình thăng tiến và sự chuyển đổi trong công việc một cách công bằng.
Trong các trường hợp khẩn cấp thì họ nên làm việc với ai, ai là người giải quyết vấn đề của họ. Nếu không hài lòng thì họ thảo luận vấn đề với phòng ban hoặc cá nhân nào. Từ đó giúp nhân viên an tâm và thoải mái nhất trong quá trình làm việc.
Đào tạo và phát triển
Bất cứ nhân viên nào cũng điều muốn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, công ty hãy tạo điều kiện và cơ hội để họ thử sức với tiềm năng của mình. Ngoài ra, nên thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo để nhân viên trao dồi thêm kỹ năng, giúp nhân viên thật sự cảm thấy được trọng dụng và muốn cóng hiến nhiều hơn.
Tham khảo thêm : https://www.codx.vn/tuyen-duong-nhan-vien/