Hăm tã là bệnh rất dễ gặp ở bé trai nhất là vào mùa đông, nếu không cẩn thận trong khâu chữa trị có thể sẽ ảnh hưởng đến bộ phận nhạy cảm và chức năng sinh lý của bé sau này. Vậy cách trị hăm cho bé trai như thế nào mới là an toàn và hiệu quả?
Cách trị hăm cho bé trai thế nào là hiệu quả
Hăm tã ở bé trai và những điều mẹ cần phải biết Các triệu chứng hăm tã ở bé traiHăm tã ở bé trai là hiện tượng các vùng da có nếp gấp bị viêm do nóng và ẩm. Khi có sự cọ xát giữa các nếp gấp cùng với sự tiếp xúc với mồ hôi, phân và nước tiểu khiến vùng da đó trở nên tổn thương nặng hơn, thậm chí là gây ra các vết trầy xước da và bội nhiễm. Tình trạng hăm rất dễ bắt gặp ở các bé sơ sinh do làn da bé mỏng hơn đến 5 lần so với làn da người trưởng thành.
Khi bé trai bị hăm tã vùng nhạy cảm thường sẽ có các triệu chứng sau:
- Đỏ ửng đầu dương vật
- Bé ngứa và thường xuyên đưa tay gãi. Bé nhỏ hơn sẽ quấy khóc, khó chịu.
- Vùng nhạy cảm xuất hiện những nốt mụn li ti hoặc ban đỏ rộng.
Mặc dù hăm tã không quá nghiêm trọng nhưng bé sẽ luôn ngứa ngáy, đau rát và khó chịu dẫn đến cáu gắt, quấy khóc, hay giật mình khi ngủ, lười vận động… ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé.
Bé bị hăm sẽ tấy đỏ và đau rát
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở bé traiBé trai bị hăm có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là:
- Vùng da xung quanh khu vực đóng bỉm hoặc các nếp gấp khu vực đùi, bẹn bị ẩm ướt do mồ hôi hoặc tã ướt quá lâu.
- Bé bị dị ứng với loại tã bỉm đang sử dụng, gây kích ứng và dẫn đến hăm tã.
- Da bé bị cọ xát mạnh, thường xuyên với quần áo hay tã bỉm.
- Bé bị nhiễm nấm nhiễm khuẩn.
Cách phòng tránh hăm tã cho bé traiĐể tránh cho con bị hăm tã mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Vệ sinh vùng nhạy cảm cho con mỗi ngày. Không sử dụng giấy lau có cồn để lau cho bé đâu mẹ nhé, nên sử dụng một lượng nhỏ Elemis pha với nước mát để rửa cho con sau mỗi lần bé đi cầu hoặc thay tã bỉm.
- Mặc quần rộng rãi, thoáng mát làm từ chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút tốt để tránh bị hăm da.
- Hãy để bé trai “tránh xa” bỉm càng lâu càng tốt, chỉ đóng bỉm khi thật sự cần thiết, để mông bé luôn được thoáng mát.
- Lựa chọn loại tã bỉm mềm mại không mùi cho con, nếu bé thường xuyên bị hăm tã hãy cân nhắc đổi sang loại bỉm khác.
Tắm và vệ sinh vùng da bị hăm với Elemis để bé nhanh khỏi
Cách trị hăm cho bé trai sai lầm mà ba mẹ thường mắc phảiCách trị hăm cho bé trai thường không quá khó tuy nhiên nếu bé bị hăm mãi không khỏi thì rất có thể mẹ đã mắc phải những sai lầm sau:
Sử dụng phấn rôm để chữa hăm tã cho bé traiĐây là thói quen khiến tình trạng hăm của bé càng trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Khi vùng da bị hăm chưa khô ráo hoàn toàn mà sử dụng phấn rôm sẽ khiến các hạt phấn rôm bít lỗ chân lông, gây ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.
Chế độ ăn uống không liên quan đến hăm tãCó thể mẹ chủ quan nhưng thực ra có một số loại thực phẩm có tính axit cao như cam, cà chua... sẽ làm thay đổi tính chất phân của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển.
Chất liệu bỉm là nguyên nhân gây ra hăm tãChất liệu và nguồn gốc của bỉm là vấn đề rất đáng để lưu tâm. Nhưng các mẹ không nên bỏ qua các nguyên nhân khác như thao tác đóng bỉm sai gây cọ xát làm tổn thương da bé, mặc tã bỉm liên tục trong thời gian dài hoặc do mẹ vệ sinh không kỹ mỗi khi bé đi đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở bé trai.
Lạm dụng kem bôi trị hămĐây là cách trị hăm cho bé trai được nhiều mẹ áp dụng khi thấy bé có biểu hiện bị bệnh. Các loại kem trị hăm trên thị trường có thể sẽ chứa các hóa chất như corticoid, nếu sử dụng quá thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và khiến bệnh hăm tã có thể bị tái đi tái lại nhiều lần. Bởi vậy nên sử dụng kem bôi trị hăm theo chỉ định của bác sĩ.
Những sai lầm trong việc chữa trị hăm tã cho con
Cách trị hăm cho bé trai hiệu quả an toàn và nhanh chóngHăm tã có thể khiến bé quấy khóc, kém ăn, bỏ bú… bởi vậy ba mẹ nên chữa trị kịp thời để bé được thoải mái, phát triển đều. Cách trị hăm cho bé trai dưới đây sẽ giúp ba mẹ làm điều đó:
- Rửa vùng nhạy cảm ngay sau khi bé đi vệ sinh xong hoặc sau mỗi lần thay tã bằng Nước tắm thảo dược Elemis pha với nước ấm.
- Mẹ nhớ rửa tay thật sạch trước khi thay tã và vệ sinh cho bé.
- Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và làm xây xước da.
- Lau khô vùng da bị bệnh bằng khăn mềm và sạch
- Khi bé trai bị hăm, mẹ nên để vùng mông của bé luôn được khô thoáng và không nên dùng bỉm cho bé trong thời gian trị bệnh, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
- Liên tục kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện tã lót bị ướt hoặc bẩn.
- Kể cả khi bé đã khỏi hăm tã, hãy tắm bé hàng ngày với Nước tắm thảo dược Elemis để da bé luôn mềm mại, sạch khuẩn và không lo hăm tã quay trở lại.
Nước tắm thảo dược Elemis - khắc tinh hăm tã
Elemis là sản phẩm nước tắm cho bé sơ sinh không cần tráng, được nghiên cứu bài bản bởi Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sản phẩm đã được Viện Kiểm nghiệm Trung Ương chứng nhận là an toàn và có hiệu quả với các tác dụng như: làm sạch da, diệt khuẩn, giúp da bé mịn màng thơm mát, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như hăm tã, rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, chàm sữa…
Mẹ còn câu hỏi cần giải đáp về vấn đề cách trị hăm cho bé trai, hãy liên hệ với hotline 0982.636.036 / 0911.636.036 để được hỗ trợ 24/7. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Elemis tại đây
Xem thêm: Bé bị hăm mãi không khỏi, mẹ ơi xử lý ngay nào!
Xem thêm: Bác Sĩ Nhi Tư Vấn Cách Điều Trị Hăm Tã Cho Trẻ Sơ Sinh 3 Ngày Không Cần Dùng Thuốc