Đậu Đũa Cao Sản Số 5
Thời vụ trồng chính: Tháng 2, Tháng 3, Tháng 5, Tháng 6, Tháng 8, Tháng 9, Tháng 11, Tháng 12
Có thể trồng được: Quanh Năm
Đậu đũa là món ăn được ưa chuộng của nhiều người, một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin A, protein, sắt, phốt pho, vitamin C… Ngoài giá trị dinh dưỡng về thực phẩm, đậu đũa còn là món ăn, bài thuốc có tác dụng cho một số bệnh về dạ dày, thận và tiết niệu.
Theo Đông y, đậu đũa có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng kiện tỳ bổ thận, thanh nhiệt giải độc… thường dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, thận và hỗ trợ bệnh tiểu đường…
Theo dược lý hiện đại trong 100g đậu non tươi nấu chin có chất đạm 2,53g, chất béo 0,4g, bột đường 4,6g, chất xơ 1,51g, calcium 44mg, sắt 0,93mg, Mg 42mg, Ka 294mg, Na 4mg, vitamin B1 0,085mg, B2 0,099mg, PP 0,630mg, A 450 UI, C 16,2mg, xét về giá trị dinh dưỡng đậu đũa rất nhiều sắt ăn rất tốt cho người thiếu máu, thiếu sắt, giàu vitamin nhóm B, ăn rất có lợi cho hệ thần kinh.
- Thực phẩm giảm béo: Trong thành phần dinh dưỡng của 100g đậu đũa thì thành phần chất béo là 0g, 0mg cholesterol, trong khi đó chất xơ chiếm gần 4g. Chính vì điều này nó trở thành món ăn lý tưởng cho những người muốn giảm béo hoặc người có các bệnh liên quan đến béo phì.
- Giúp chống oxy hóa: Riboflavin (vitamin B2) có trong đậu đũa, là một chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra, đậu đũa còn chứa calcium vẫn thường được biết đến như một thần dược trong việc củng cố xương và cũng có tác dụng phòng ung thư xương.
- Phòng và hỗ trợ người bệnh tiểu đường: Dựa vào tính chất của đậu đũa giúp tiêu khát mà người ta sử dụng để phòng và hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể dùng đậu đũa luộc ăn cả cái và nước đều đặn trong tuần.
- Chữa di tinh, đái đục do mắc bệnh tiết niệu: Dùng đậu đũa, rau muống nấu với thịt ăn trong bữa, mỗi tuần 3 bữa trong 1 – 2 tháng sẽ có tác dụng. Hoặc người trướng bụng, đầy hơi thì có thể dùng đậu đũa xào ít dầu ăn vài bữa có hiệu quả.
Các món ăn làm từ đậu đũa: thơm ngon, bổ dưỡng
Mực ống xào đậu đũa
Đậu đũa xào tôm
Đậu đũa xốt thịt bằm
Đậu đũa cuốn thịt
Đậu đũa xào thịt heo
Sau đây trongrautainha.vn sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng đậu đũa cao sản trong khay, chậu tại nhà:
Bước 1: Chuẩn bị
- Khay, chậu thông minh
- Hạt giống đậu đũa cao sản
- Đất sạch dinh dưỡng: đất mùn dừa
- Bình tưới nước
Bước 2: Giá thể
- Đổ đất hữu cơ vào khay, chậu nhựa thông minh sao cho cách miệng châu 2cm.
Bước 3: Xử lý hạt giống
- Ngâm hạt giống trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) trong 2 giờ, sau đó vớt ra, để giáo nước rồi gieo. Hạt giống được gieo hạt cách hạt 15cm, hàng cách hàng 50cm.
- Gieo xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 2cm.
Bước 4: Chăm sóc
- Tưới nước: 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Chú ý: Chỉ tưới đủ ẩm, tránh hiện tượng úng là chết cây.
- Khi cây được 5 – 6 lá thật ta cắm giàn cho cây leo. Mỗi cây cắm 1 cọc cao 1,5m, cách gốc 10cm. Có thể buộc thêm thanh ngang nối các cọc với nhau tạo giàn chắc hơn.
- Nếu thấy xuất hiện sâu bệnh, bạn có thể bắt bằng tay vì Thường , khi trồng trong điều kiện tại nhà như vậy sẽ rất ít sâu bệnh. Trường hợp thấy mức độ nhiều có thể dùng dung dịch nước tỏi để tưới 5 ngày/lần trong 3 lần liên tiếp.
Bước 5: Thu hoạch.
- Thu hoạch sau 50 – 55 ngày sau gieo. Thu khi quả bắt đầu nổi hạt. Thu từng lứa, tránh làm ảnh hưởng đến các quả chưa thu.
- Thu hoạch vào sáng sớm và bón phân vào chiều mát. Có thể dùng phân hữu cơ DYNAMIC, phân trùn quế, phân bò hoặc phân gà để bón cho cây.
- Để trồng rau mới, dùng xẻng xới đất tơi xốp và phơi từ 2 -3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun trùn quế ( có thể dùng phân gà, phân bò, phân hữu cơ DYNAMIC)
ĐỊA CHỈ MUA HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA CAO SẢN - LIÊN HỆ: 0988 751 634
CÔNG TY TNHH AN NHIÊN HÀ NỘI
Trụ sở: Số 123, đường Ỷ Lan, Đặng Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội
VPGD1: Trung tâm Nông Nghiệp Hữu Cơ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
VPGD2: Số 46 ngõ 139 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
Điện thoại: +84 988 751 634
Email: trongrautainha.vn@gmail.com