1. Đây là một quyển sách kỳ diệu, một “truyện thần thoại tuy không phải là thần thoại”, như có phép mầu làm cho học sinh và cả người lớn trở nên yêu toán học. Nó được nhà toán học Vladimir Lëvshin (phiên âm: Li-ô-v-shin) sáng tác ở Nga vào năm 1962 với nhan đề “Tpи днᴙB KapᴫиKaнии”, và từ đó đến nay nó đã được tái bản rất nhiều lần, tổng cộng hàng trăm nghìn bản, dịch sang các thứ tiếng khác nhau, và trở thành sách gối đầu giường của biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Nó để lại ấn tượng sâu sắc trong hàng triệu bạn trẻ, và nhiều người trong số đó về sau sẽ trở thành các nhà khoa học, các kỹ sư, bác sĩ, thương gia, nhà quản lý, v.v. Ở Việt Nam, quyển sách này đã được Phan Tất Đắc dịch vào quãng năm 1976, và từ đó đến nay cũng đã được tái bản một số lần. Tôi cũng rất may mắn được đọc quyển sách này qua bản dịch của Phan Tất Đắc từ khi còn là học sinh nhỏ tuổi. Hơn 30 năm sau, khi đã là nhà toán học chuyên nghiệp, đọc lại quyển sách này, tôi vẫn thấy nó rất hay, và chứa đựng nhiều cái mới mẻ có ý nghĩa khoa học đối với tôi, mà ngày xưa hồi còn bé tôi đọc chưa kịp hiểu hoặc chưa kịp nhớ. Khác với thời còn là học sinh, lần này tôi có điều kiện đọc cả nguyên bản tiếng Nga lẫn bản dịch tiếng Việt. Qua đó tôi nhận thấy rằng, bản dịch cũ của quyển sách này tuy rất hay, nhưng có nhiều chỗ chưa thể hiện được đúng ý của tác giả trong quyển sách. Vì đây là một trong những quyển sách mà mọi học sinh ở độ tuổi THCS, và thậm chí cả người lớn và các học sinh ở các độ tuổi khác, đều nên đọc, nên tôi quyết định dịch lại nó và tìm cách phổ biến nó rộng rãi, nhằm góp phần nâng cao hiểu viết về toán học ở Việt Nam. So với bản dịch cũ, bản dịch mới này nhằm đạt được một số cải tiến như: dịch chính xác hơn, sát ý bản gốc hơn, đầy đủ hơn; sử dụng các thuật ngữ toán học thông dụng hơn; thêm một số chú thích ở những chỗ khó hiểu, v.v. Ngoài ra, trong bản dịch mới này, tôi cố ý để nguyên các tên riêng, hoặc là chuyển hệ chữ cái thôi, chứ không viết tên riêng theo kiểu phiên âm Việt hóa “l” thành “n”, “v” thành “p”, v.v. Sự lựa chọn để nguyên tên này nhằm giúp cho bạn đọc, nếu muốn tra cứu để tìm hiểu thêm về những nhân vật có thật được nhắc tới trong truyện, sẽ dễ dàng tra cứu hơn. Bản dịch này phần nào dựa trên bản dịch cũ của Phan Tất Đắc, và do đó có một ít chỗ trùng với bản dịch cũ, khi tôi không tìm ra cách diễn đạt nào khác bằng tiếng Việt tốt hơn.
Tác giả: Vladimir Levshin; Dịch giả: GS.TS Nguyễn Tiến Dũng; Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm;
Giá bìa: 55.000 đồng
2. Quyển sách "Những cuộc phiêu lưu của Người thích đếm, có lẽ là quyển sách viết về toán học thường thức được ưa chuộng nhất trên thế giới trong vòng một thế kỷ qua. Kể từ khi nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1938 bằng tiếng Bổ Đào Nha ở Brazil vói nhan đề 0 Homen Que Calculava, nó đã được in ra hàng triệu bản, đuợc dịch ra hầu hết các thứ tiếng phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Ả Rập, V.V., và đuục tái bản liên tục hàng năm. Sự hấp dẫn đặc biệt của quyển sách này nằm ở chỗ nó vừa là một quyển sách giới thiệu rất nhiều điều thú vị về toán học, đổng thời vừa có giá trị rất cao về văn học, và chúa nhiều điển tích lịch sử thú vị. Cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong quyển sách ly kỳ không kém những truyện như "Nghìn lẻ một đêm". Quyển sách này đã được giải thưởng lớn về văn học ở Brazil. ở một số nuớc trên thế giới, ví dụ như Pháp, nó đã được nhiều giáo viên sử dụng như là sách tham khảo chính thức cho chương trình môn toán.
Tác giả của quyển sách này là nhà văn và nhà toán học Júlio César de Mello e Souza (1895-1974) nguời Brazil, lấy bút danh là Malba Taban và một số bút danh khác. Nguời ta gọi ông là "nhà toán học duy nhất mà nổi tiếng như quán quân bóng đá", ông từng làm giáo sư, và trưởng khoa của trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Brazil ở Rio de Janeiro. ông từng chỉ trích gay gắt lối giáo dục "nhồi sọ, học vẹt", và đã góp phần tích cực vào việc cải cách giáo dục ở Brazil qua các bài giảng về giáo dục và các quyển sách sinh động của mình, ông đã viết hàng chục sách toán và sách văn học, trong đó quyển sách thành công nhất chính là Người Thích Đếm. Thậm chí, nhiều câu trong quyển sách này đã trở thành châm ngôn. Ví dụ như câu nói của nhân vật chính Beremiz Samir: "Da incerteza do cálculo é que resulta 0 indiscutível prestígio da Matemática" (Sự khó xác định trong việc tính toán tạo nên uy tín không thể chối cãi của toán học).
Chúng tôi rất hân hạnh được giới thiệu Người Thích Đếm với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch tiếng Việt lần đầu tiên này, và hy vọng rằng nó sẽ rất hấp dẫn, không những đối với toàn bộ học sinh Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mà còn với cả người lớn. Không chỉ những người đã yêu toán sẽ thấy quyển sách thú vị, mà cả những người trước nay vốn ghét môn toán, sau khi đọc quyển sách này, ắt hẳn sẽ thấy toán học thực ra rất sống động, rất đẹp và có ý nghĩa, chứ không hề khô khan.
Bản dịch này do hai tiến sĩ toán học trẻ Lê Hải Yến và Phạm Viết Hùng thực hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Toulouse, Cộng hoà Pháp), dựa trên nguyên bản tiếng Bổ Đào Nha và bản tiếng Anh nhan đề The Man Who Counted.
Tác giả: Malba Tahan; Dịch giả: GS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Lê Hải Yến, Phạm Việt Hùng;
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm; Giá bìa: 85.000 đồng
3. Cuốn sách này tập hợp những bài toán không mẫu mực và để giải được chúng, đa phần chỉ cần đến những kiến thức không vượt quá lớp 6 (trừ một số bài toán hình học hay bài toán chứng minh). Tuy nhiên, để xử lí một cách hoàn chỉnh, chúng ta không có sẵn một khuôn mẫu nào. Tất cả các bài toán đều đòi hỏi khả năng phân tích đề, hiểu rõ yêu cầu của đề bài và vận dụng những kiến thức quen thuộc một cách phù hợp.
Vì lẽ đó, đây sẽ là một cuốn sách bổ ích cho các bạn học sinh muốn phát triển tư duy Toán học, khả năng suy luận. Đồng thời, với những bài toán được phát biểu rất vui, rất gần gũi với cuộc sống trong cuốn sách này cũng sẽ đem lại cho các bạn những phút thư giãn cần thiết. Và như thế, một đối tượng nữa mà cuốn sách hướng đến là những “người lớn yêu toán”, đặc biệt là đến các vị phụ huynh học sinh. Không có gì tuyệt vời và ích lợi hơn là trong gia đình, bên cạnh những câu chuyện về phim ảnh, thể thao, âm nhạc, chúng ta có thể cùng nhau giải những bài toán - những câu đố về toán. Vừa thư giãn vừa bổ ích!
Các bài toán trong cuốn sách này được biên soạn từ nhiều nguồn từ những cuộc thi Olympic toán và cuộc thi giải toán ở các cấp như Abacus International, APMOPS, Olympic Toán Matxcova... cũng như từ kho tàng các bài toán vui kinh điển của thế giới, từ các tài liệu của Nga, Mỹ. Phần tài liệu tham khảo được chỉ dẫn chi tiết ở cuối sách.
Cuốn sách được chia thành 3 phần, Phần I là đề bài với những đề toán được chia thành 13 chủ đề, mỗi chủ đề có 13 bài toán. Mức độ khó và kiến thức nền tăng dần từ lớp 3-4 cho đến lớp 7-8. Nhiều bài toán ở những phần cuối có thể bổ ích cho cả các em lớp 9 và học sinh THPT về mặt phương pháp. Phần II là phần hướng dẫn với những lời chỉ dẫn ngắn gọn nhưng chứa đựng ý tưởng chính của bài toán. Phần III là lời giải chi tiết và bình luận cho một số bài toán điển hình.
Tác giả: TS. Trần Nam Dũng; Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm;
Giá bìa: 50.000 đồng
4. Đọc cuốn “Các bài giảng về toán cho Mirella”, tôi gặp lại cái cảm giác tươi mát của 4-5 năm trước, khi đến thăm ngôi nhà nhỏ của Dũng-Mai-Tito-Mirella ở Toulouse. Ngôi nhà có mảnh vườn nhỏ, với những luống cà chua và mấy khóm rau thơm mang giống từ Việt Nam. Bữa ăn hôm đó thơm mùi cà chua mới hái trong vườn, lại còn được nghe chủ nhà kể về cái cách chăm sóc chúng với niềm say mê thực sự của người làm vườn.
Hôm nay, ông chủ của khu vườn đó lại dẫn chúng ta vào một khu vườn khác, cũng với niềm say mê như thế. Không những ta được ông chủ chỉ cho xem, được chiêu đãi những hoa thơm quả ngọt của khu vườn, mà còn được tận tình chỉ bảo cách tạo nên những hoa thơm quả ngọt đó. Khu vườn có tên là Toán học. Không ít người từng ngại ngần khi bước vào khu vườn bí hiểm đó, với những lối đi chẳng khác nào labyrinth(1). Nhưng đi theo người làm vườn thành thạo đã hiểu mọi ngõ ngách khu vườn như lòng bàn tay, ta bỗng thấy mọi điều trở nên thật dễ dàng. Tất cả đều hiện lên với một vẻ đẹp thật đơn giản và thuần khiết. Hơn thế nữa, ta bỗng thấy háo hức muốn cầm ngay xẻng, cuốc để tự mình trồng vài cái cây, vài khóm hoa, luống rau. Đối với tôi, khu vườn toán học đó không có gì xa lạ. Vậy mà đi theo người làm vườn Nguyễn Tiến Dũng, tôi vẫn ngạc nhiên thú vị về cái cách anh giảng giải chuyện làm thế nào để trồng được mấy khóm cây đó, như chuyện kể về lý thuyết nhóm thông qua việc xoay xoay mấy hình đa giác, hay bài toán tìm hình có chu vi cho trước với diện tích cực đại bằng cái dây da trâu của công chúa Dido.
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Tiến Dũng; Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm;
Giá bìa: 58.500 đồng
5. Cuốn sách này trình bày những kiến thức cơ bản nhất theo cách tự nhiên, bản chất và dễ hiểu nhất, để học sinh cảm thấy tổ hợp là môn học dễ, chứ không hề khó! Khi đã có những kiến thức cơ bản và chắc chắn, học sinh sẽ tiếp cận những bài toán khó một cách dễ dàng.
Mặc dù cuốn sách dành cho giáo viên THCS và THPT, và đề cập đến hai chuyên mục trong chương trình toán PTTH, cụ thể thể là phương pháp quy nạp toán học và tổ hợp, nhưng cách trình bày dễ hiểu, rõ ràng của nó lại rất thích hợp cho các em học sinh, nhất là những em có khả năng tự học hoặc có mong muốn rèn luyện khả năng đó.
Tác giả: N. IA. VILENKIN; Dịch giả: GS.TSKH. Hà Huy Khoái;
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm; Giá bìa: 45.000 đồng
Liên hệ mua sách: HOTLINE : 0913 401 676 (Gặp Anh Hoàng);
Email: lvhoang008@gmail.com;