MỌI CHI TIẾT VỀ GIÁ CẢ XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 1900 2090 BẤM PHÍM 1 ĐỂ BIẾT THÊM . CÁM ƠN
CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ TÀI NGUYÊN
384 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
SỐ TỔNG ĐÀI : 1900 2090
- Bấm Phím 1 : Kinh Doanh & Chăm Sóc Khách Hàng
- Bấm Phím 2 : Bảo Hành - Bảo Trì
- Bấm Phím 3 : Phòng Kế Toán
* Hotline : 0982.40.40.90
website : http://cokhitainguyen.com.vn/
Đừng bao giờ nghĩ rằng, chấn thương thì bạn không thể tiếp tục tập luyện nữa, phải nằm ở nhà nghỉ ngơi vài tuần liền. Quan trọng mức độ chấn thương của bạn như thế nào, bạn chấn thương nặng như đứt dây chằng hay chỉ bị chấn thương nhẹ như bông gân. Việc ngồi ngoài nghỉ ngơi hay không phụ thuộc vào chính nỗ lực của bạn cũng như quyết định từ bác sĩ cá nhân của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những chấn thương của mình, vì khi bạn tập luyện trong tình trạng chấn thương sẽ rất nguy hiểm và có thể gia tăng chấn thương lên các bộ phận khác.
KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN BẤT KỲ CÁC ĐỘNG TÁC NÀO LÊN CƠ ĐÃ BỊ TỔN THƯƠNG
Nếu bạn đang trong tình trạng tổn thương phần dưới của cơ thể, chắc chắn là bạn sẽ không hoạt động đến nó. Nhưng không có việc gì bạn phải ngừng tập luyện các phần trên của cơ thể mình. Bạn vẫn có thể tập luyện một cách bình thường nhưng thay đổi chương trình tập luyện sao cho không ảnh hưởng tới những bộ phận mình đang bị tổn thương. Hãy bắt đầu tập luyện các cơ vai ngực khi bạn bị tổn thương ở cơ chân và đùi. Ngược lại cũng như vậy. Hãy tập luyện cùng các dụng cụ tập thể hình tài nguyên để tránh các chấn thương.
HÃY HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ.
Lời khuyên của bác sĩ không bao giờ thiếu hay thừa đối với bạn. Nếu bạn vẫn quyết tâm muốn tập luyện thể hình đang trong thời kỳ chấn thương. Thì bạn phải nêu ra ý kiến và đồng thời lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ thực hiện các động tác thể hình nào mà không làm ảnh hưởng tới hoặc gây thêm tổn thương khác. Bác sĩ sẽ đưa ra nhiều phương án tốt cho bạn chọn lựa mà không làm ảnh hưởng đến bạn. Và đồng thời giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khoẻ sau chấn thương.
NẾU BẠN BỊ ĐAU, HÃY NGƯNG TẬP LUYỆN.
Nếu trong quá trình tập luyện bạn cảm thấy cơ thể mình phản hồi lại những cơn đau. Bạn nên lắng nghe cơ thể và dừng lại, đừng cố gắng tiếp tục và xem thường những dấu hiệu chấn thương đó. Cho dù bạn đang tập luyện theo chương trình của bác sĩ hay huấn luyện viên thể hình, thì điều bạn cần làm nhất cũng là dừng lại. Nói vấn đề bạn đang gặp phải với bác sĩ của mình và nhờ họ tư vấn chuyển sang chương trình khác nhằm giảm cơn đau để tập luyện tốt hơn.Hãy tập luyện cùng các máy tập thể hình tài nguyên để tránh các chấn thương.
PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG.
Bạn nên đề phòng trước mọi chấn thương của mình trước, đừng bao giờ để bị chấn thương rồi mới bắt đầu đề phòng hay như phòng ngừa.
Phòng ngừa các chấn thương bằng cách khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, sử dụng các công cụ bảo vệ mình trong quá trình luyện tập. Nâng những mức tạ phù hợp với thể trạng cũng như sức lực của bạn. Trong quá trình tập luyện hãy phân phối sức lực ra toàn bộ các nhóm cơ một cách cân bằng. Tránh tình trạng mất cân bằng các nhóm cơ gây ra các chấn thương.