bệnh thoái hóa khớp - bệnh viêm khớp
1.Đại cương
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Tuy không gây tử vong như cao huyết áp, tiểu đường nhưng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động..
Thoái hóa khớp (THK) là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Thoái hóa khớp không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi. Nó có thể phát triển từ những tháng đầu tiên của cuộc đời. Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5 - 2 lần). Thoái hóa khớp hay tấn công phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai và sinh nở, gây các cơn đau đớn. Các vị trí thường bị thoái hóa: Cột sống thắt lưng 31,12% .Cột sống cổ 13,96% .Nhiều đoạn cột sống 07,07% .Gối 12,57% . Háng 08,23% . Các khớp khác 01,87%
Người ta thường coi Thoái hóa khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp. Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn bộ xã hội Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.
2. Nguyên nhân
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ các thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt tích, bao khớp.. Thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều như: cột sống, gối, gót. Đây là tình trạng xảy ra do sự mất quân bình giữa sự tái tạo sụn và sự thoái hóa sụn, là một bệnh lý phức tạp diễn tiến 2 quá trình song song.
Một là sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên bề mặt xương cùng với thay đổi cấu trúc khớp.
Và hai là hiện tượng viêm những tổ chức cận khớp. Sự thoái hóa sụn khớp gây hạn chế vận động.
Hiện tượng viêm gây triệu chứng Đau – Xung huyết và giảm hoạt động khớp. Nguyên nhân thường do:
- Sự lão hóa
Theo qui luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.
-Yếu tố cơ giới
Là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh Yếu tố cơ giới thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm là yếu tố chủ yếu trong Thoái hóa khớp thứ phát, nó gồm:
Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.
Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống.
Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.
- Các yếu tố khác
Di truyền: cơ địa già sớm.
Nội tiết: mãn kinh, tiêu đường, loãng xương do nội tiết, do tuốc.
Chuyển hóa: bệnh goutte
Theo nguyên nhân, có thể phân biệt hai loại Thoái hóa khớp.
Nguyên phát: nguyên nhân chính là do sự lão hóa, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.
Thứ phát: phần lớn là do nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa tuổi (thường trẻ dưới 40 tuổi) khu trú một vài vị trí nặng và phát triển nhanh.
3. Các biểu hiện bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng
- Lâm sàng:
Đau :Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều.
Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tácchủ động và thụ động. Do hạn chế vận động cơ vùng thương tổn có thể bị teo.
Biến dạng :Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp, goutte). Biến dạng ở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương; ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo, cong, lõm
Các dấu hiệu khác:Teo cơ do ít vận động .Tiếng lạo xạo khi vận động. Tràn dịch khớp đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch.
Thông thường, bệnh nhân có các biểu hiện sau: đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (xảy ra theo định kỳ như khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Nếu có cảm giác nóng, đỏ và sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí sau:
- Ngón tay: Thường do di truyền. Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau.
- Cột sống thắt lưng: Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống chân, như có luồng diện chạy từ trên xuống. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dạy. Cơn đau diễn ra tối đa 30 phút thì giảm. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
- Cột sống cổ: Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Gót chân: Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân vào buổi sáng, lúc bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên. Sau khi đi được vài chục mét, cảm giác đau giảm nhiều, bệnh nhân đi đứng bình thường.
- Khớp gối: Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.
- Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.
Hiện có hai phương pháp điều trị: dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong điều trị không dùng thuốc (thường được chỉ định cho trường hợp nhẹ), bác sĩ áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau. Vận động liệu pháp cũng có hiệu quả trong giai đoạn cơn đau đã thuyên giảm. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
Nhờ sự tiến bộ của y học, những năm gần đây, nhiều thế hệ thuốc Giúp bồi bổ và tái tạo lớp sụn và chất nhờn ở các đầu khớp xương, ngăn ngừa sự thoái hóa và giúp hồi phục các khớp xương bị tổn thương. mới đã ra đời
Giới thiêu : Joint & Soother điều trị thoái hóa khớpNhập khẩu từ Mỹ
Giúp bồi bổ và tái tạo sụn khớp, chất nhờn ờ đầu khớp xương.
- Ngăn ngừa sự thoái hóa, giúp hồi phục các khớp xương bị tổn thương, giảm thiểu tối đa những cơn đau nhức của bệnh khớp.
Thành phần: Glucosamine Sulfate 1500 mg, hỗn hợp 3 thành phần 1700 mg gồm: Methylsulfonylmethane (MSM), Chondroitin Sulfate; Collagen, Nhũ hương, cao cam quýt.
Quy cách : Chai 100 viên . Xuất xứ : USA
Liều dùng:dùng ngày 2 viên, sau bữa ăn. Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng.
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học nhấp chuột vào đây >>>: Thày thuốc giỏi
Website chuyên Thuốc và biệt dược nhấp chuột vào >>>: Thuốc chữa bệnh
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC