Đang tải dữ liệu ...
  • Giày Nam
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Cấu tạo của giày bảo hộ lao động

3332595 - 09:03, 28/02 - Hồ Chí Minh - 179

Liên hệ mua hàng tại shop

Bảo Hộ Toàn Diện
12/1 Trịnh Đình Trọng, Phú Trung, Tân Phú, TP.HCM - (Xem bản đồ)

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

82% chấn thương trong quá trình làm việc đến từ đôi chân. Bởi thế gần như bắt buộc, giày bảo hộ là một trong những trang bị thiết yếu nhất đối với người lao động. Một tấm lót thép tôi trong đế của đôi Takumi TSH-300 tiêu chuẩn High sẽ giúp bạn cản 15,000N lực đâm xuyên, đủ để ngăn một mũi đinh hớ hênh nào đó trên công trường cắm ngập vào lòng bàn chân và khiến bạn tạm ngưng vài tuần làm việc và nếu tệ hơn, có thể đã khiến bạn nhiễm trùng. Vậy điều gì tạo nên thiên thần hộ mệnh này, cùng BHTD tìm hiểu nhé.

MŨI GIÀY

Yếu tố bảo vệ hàng đầu mà bất cứ đôi giày bảo hộ nào cũng cần có. Ở đây BHTD không bàn về mũi giày điệu đà mang họa tiết Brogue trong phim Mật vụ Kingsman mà là miếng lót bảo vệ bên dưới mũi giày – Toecap (tạm dịch là “Nắp bảo vệ ngón chân”) – nhằm giảm thiểu tác động của ngoại lực đến các ngón chân.

Bằng thép. Dĩ nhiên. Vật liệu phổ thông như thép sẽ loại trừ nguy cơ dập ngón nếu chẳng may một viên gạch vô tình rơi trúng chân hay bạn lỡ vấp phải một cạnh thép bén nhọn. Hầu hết các loại giày bảo hộ hiện nay đều có phần nắp thép chịu lực đến 200 Jun (Theo tiêu chuẩn EN20345).

Nếu phải làm việc trong môi trường kỵ kim loại như tại sân bay chẳng hạn hay trọng lượng của mũi thép khiến bạn mau mệt do công việc yêu cầu di chuyển nhanh và liên tục, khi đó mũi Composite là một giải pháp khá hiệu quả.

Vật liệu Composite có ưu điểm nhẹ hơn, độ đàn hồi cao hơn cho phép Mũi co giãn trở lại hình dáng ban đầu khi chịu lực quá lớn mà không bị biến dạng hoàn toàn như mũi thép. Ngoài ra cùng với lớp lót Kevlar, Composite là bộ đôi hoàn hảo cho môi trường phi kim loại và nâng cao khả năng chống tĩnh điện ESD.

Toecap bằng thép điển hình của giày bảo hộ

Xem thêm: Tĩnh điện - cách điện - ESD   LỚP LÓT CHỐNG ĐÂM XUYÊN

Gần như 40% trường hợp chấn thương chân trong quá trình lao động đến từ lòng bàn chân, tổn thương do các vật nhọn đâm phải. Nên việc đưa lớp lót chống đâm xuyên (Anti perforation), thường là bằng thép, là một trong những yêu cầu ưu tiên trong việc sản xuất giày bảo hộ.

Cao cấp hơn có thể kể đến Kevlar. Nhưng nếu túi tiền của bạn có hạn thì tấm thép 0.5mm được tôi kỹ cũng đã giúp loại trừ khả năng đâm xuyên của các vật nhọn một cách hiệu quả.

Ngành công nghiệp vật liệu giúp hỗ trợ rất nhiều trong việc cải tiến giày bảo hộ với Kevlar, vật liệu có những ưu điểm nổi bật: nhẹ hơn, chống chịu lực tốt hơn (Kevlar là thành phần chính trong sản xuất áo chống đạn), độ bền bỉ cao hơn…

Dòng SJ Flex của Safety Jogger đã tích hợp hoàn toàn lớp lót Kevlar và mũi Composite.

Tấm vật liệu Kevlar sợi carbon

ĐẾ GIÀY

Là bộ phận chịu tải chính và bảo vệ người lao động khỏi các tác nhân vật lý hay hóa học, đế giày bảo hộ được gia công vô cùng kỹ lưỡng với chất liệu PU (Poly Urethane) nhiều lớp, hoặc cao cấp hơn là đế cao su.

Đế PU/ TPU được đúc nhiều lớp với mật độ (density) khác nhau giúp bảo vệ người lao động một cách toàn diện. Thường thì (các) lớp ở trên được gia công với mật độ mỏng hơn, giữ lại độ đàn hồi cao giúp giảm sốc khi di chuyển và chịu va đập. Trong khi đó (các) lớp bên dưới được nén ở mật độ cao, đặc hơn nhiều lần mang khả năng chống đâm xuyên từ các vật nhọn dưới long bàn chân, dĩ nhiên là với sự trợ giúp của tấm lót thép hoặc Kevlar.

Với những đôi giày với đế cao su, bạn lại yên tâm về độ êm ái nhờ tính đàn hồi cao của loại vật liệu này. Hơn nữa khả năng chông tĩnh điện của cao su cũng cao hơn hẳn. Bộ ba “Đế cao su – Lót Kevlar – Mũi Composite” là lựa chọn hoàn hảo cho môi trường tĩnh điện và yêu cầu kết cấu phi kim loại, như sân bay chẳng hạn. Bên cạnh đó độ bám bề mặt cũng là điều đáng được nhắc đến.

Đế giày bảo hộ thường xẻ rãnh khá sâu giúp gia tăng độ bám trong những môi trường trơn trượt như sàn dầu, bề mặt láng. Vật liệu PU và cao su chịu dầu cũng sẽ giúp bạn hạn chế được tác động của Axit yếu và các loại dầu, ankel hạng nhẹ. Đừng quên khả năng chịu nhiệt HRO của các đôi giày bảo hộ nữa nhé, nếu bạn phải làm trong môi trường nhiệt độ cao như lò nướng , luyện kim, nhiệt điện,...

Và để hiểu hơn về cấu trúc cũng như quy trình tạo nên những đôi giày bảo hộ, cùng BHTD xem qua đoạn clip khá thú vị của "How its made":

 

 

Tin đăng đã có 179 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày
Bảo Hộ Toàn Diện
12/1 Trịnh Đình Trọng, Phú Trung, Tân Phú, TP.HCM - (Xem bản đồ)

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 100.000 100.000
Vào shop baohotoandien để xem thêm sản phẩm