Đang tải dữ liệu ...
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới
Avatar shop: thuonggiado

thuonggiado

(thuonggiado)
Chủ shop: thuonggiado
Tham gia: 06/07/2008
  • 2 năm
  • Like

Giới thiệu

Thương Gia Đỗ chuyên buôn bán linh phụ kiện điện thoại:màn hình điện thoại,vỏ đt, bao da, but cho pda,đầu đọc thẻ, tai nghe-tai nghe bluetooth,..... Bán hàng và chuyển hàng

384 Cầu Giấy Hà Nội

Hoạt động gần đây của shop

  • Chưa có hoạt động nào gần đây

Trao đổi với shop

Đăng nhập để gửi lời nhắn tới chủ shop
  • thuonggiado thuật: Cách dùng pin điện thoại hiệu quả thoại được tích hợp nhiều tính năng, màn hình lớn và độ phân giải cao hơn, khả năng ứng dụng của máy được mở rộng thì mức độ hao pin cũng sẽ lớn hơn. Nhưng điều này sẽ được hạn chế nếu người dùng biết sạc và dùng pin đúng cách. Các loại pin điện thoại Mỗi loại pin được thiết kế dành riêng cho một model điện thoại khác nhau và mỗi loại pin đó sẽ có tần suất sử dụng khác nhau. Các loại pin cho “dế”. Ảnh: FlatBattery. Thế hệ đầu tiên là loại Nickel Cadmium (NiCad), sau đó là Nickel - Mtal Hydride (NiMH), Lithium - Ion (Li-Ion) và mới nhất là Lithium - Polymer (Li-Po). Cùng một kích cỡ, nhưng pin NiMH có dung lượng nhỏ hơn so với pin Li-Ion. Trong khi dung lượng pin NiMH chỉ có 550 mAh thì dung lượng của pin Li-Ion có thể lên đến 840 mAh. Do vậy, pin Li-Ion thường được sử dụng trong các điện thoại cao cấp để giảm trọng lượng của máy mà thời gian chờ vẫn lớn. Có đặc điểm tương tự pin Li-Ion là pin Li-Po đang được dùng trong các mẫu điện thoại mới nhất hiện nay. Loại này có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, nhưng vẫn đáp ứng được mức năng lượng mạnh nhất (1.100 mAh. 1.500 mAh…) và tần suất sử dụng lâu nhất (1.500 lần sạc) nên thường có giá cao hơn nhiều so với các loại pin khác. Sạc đúng cách Pin mới sẽ chỉ đạt hiệu suất cao nhất sau 3 lần sạc và sử dụng đầu tiên. Vì vậy, khi mua máy mới, nhất thiết bạn nên sạc pin theo đúng hướng dẫn của nàh sản xuất để pin đạt hiệu suất cao nhất và tuổi thọ lâu nhất. Sạc pin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ảnh: Speedy. Lần sạc đầu tiên: Cần sạc và giữ nguyên trạng thái sạc pin từ 8 - 10 giờ và có thể sạc ngay sau khi mua máy mà không phải chờ cho đến khi hết điện trong pin. Để thuận tiện, nên sạc vào buổi tối, cắm sạc liên tục trong vòng 8 - 10 giờ và sau đó có thể tháo ra sử dụng. Lần sạc thứ hai: Chỉ tiến hành sau khi đã dùng cạn kiệt điện của lần thứ nhất và thời gian sạc pin cũng thực hiện từ 8 - 10 giờ như lần sạc đầu. Lần sạc thứ ba: Chỉ tiến hành khi đã dùng kiệt pin điện của lần sạc trước và cũng sạc liên tục từ 8 - 10 giờ như hai lần sạc trước. Từ lần sạc thứ tư trở đi: Không nên để kiệt pin cũng như sạc khi pin vẫn còn nhiều điện, tốt nhất là sạc khi pin báo còn một vạch. Trong quá trình sạc, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau Mỗi điện thoại sử dụng một loại pin riêng. Ảnh: Hardwarezone. Nên tắt máy để tránh tình trạng pin phải đồng thời làm việc ở hai trạng thái: nạp và phát điện. Nếu do nhu cầu công việc không thể tắt máy, hãy làm điều này ít nhất là 3 lần đầu tiên khi sạc pin mới. Từ lần thứ tư trở đi, khi sạc, tránh sạc qua đêm và không để pin quá kiệt rồi mới sạc cũng như pin còn nhiều điện. Sau khoảng 30 lần sạc bình thường thì nên để pin cạn kiệt một lần rồi sau đó sạc. Làm như thế, pin sẽ được làm tươi và kéo dài tuổi thọ. Sử dụng điện thoại hợp lý Kế đến bạn nên hiểu rõ cách sử dụng điện thoại của mình để biết và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trước khi sạc cần tắt máy. Ảnh: Science. Tắt những chức năng không sử dụng như Bluetooth vì Bluetooth hao pin rất nhanh. Ngoài những máy có chế độ standby để giảm bớt việc tiêu hao năng lượng (khi điện thoại đang ở chế độ chờ) thì bạn nên tắt chế độ ScreenSaver là những hình ảnh động, chữ chạy… khi máy không sử dụng đến trong một thời gian. Độ sáng màn hình nên để mức trung bình và bạn nên để chế độ tắt ánh sáng sau khoảng 10 đến 15 giây khi không dùng máy. Màn hình càng lớn thì ánh sáng màn hình sẽ làm hao pin khá nhanh. Tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy như trò chơi, ứng dụng Wi-Fi… Ngoài ra, cũng phải để chuông nhỏ và rung nhẹ khi không cần thiết. Kiểm tra máy mạng và máy thường xuyên: Một nguyên nhân làm hao tốn năng lượng đáng kể của pin là do mạng. Nếu ở nơi mạng yếu, máy sẽ phát ra năng lượng mạnh hơn để dò lại sóng, hoặc phần thu sóng của máy bị lỗi khiến nó phải liên tục phát năng lượng để dò tần số sóng. Các chú ý khác Kiểm tra pin. Ảnh: Eden. Trong quá trình sử dụng, khi gặp trường hợp pin báo yếu (tức là chỉ còn một vạch) mà chưa thể sạc được ngay, bạn hãy tắt máy và để khoảng 10 - 15 phút. Khi bật lại hãy tắt hết các chức năng có thể tắt của máy như chuông, báo rung, để đèn màn hình ở mức đủ nhìn… Làm như vậy, bạn có thể duy trì pin dài hơn cho đến lúc có thể sạc được. Một điều cần chú ý nữa là cách bảo vệ pin, tránh tối đa các va đập hay rơi… Khi tháo pin, nhất thiết phải tắt nguồn. Không để các vật kim loại chạm vào máy, dễ dẫn đến chập các mạch gây hỏng pin. Sử dụng bộ sạc pin chính hãng, tránh dùng những sạc pin có dung lượng quá cao so với quy định. Dòng điện vào máy không ổn định cũng giàm giảm tần suất sử dụng của pin và gây cháy nổ. Theo Thế Giới @ Cách sử dụng pin Pin Nicken Cadmium là loại rẻ nhất nhưng có nhiều bất tiện như dung lượng nhỏ, hay bị chai. Hiện tượng chai pin, còn gọi là “hiệu ứng nhớ” do sạc pin không đúng cách. Với pin này, cần để pin hết mới được sạc. Nếu chưa hết pin mà đem sạc, pin sẽ ghi nhận mức năng lượng nạp vào lúc sạc và khi sử dụng, cứ đến mức này, pin sẽ báo hết. Khá thông dụng trong các điện thoại đời cũ là pin Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH) do dung lượng cao hơn pin NiCad. Pin NiMH không gây hại cho môi trường và cũng ít bị hiệu ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả cho pin hết năng lượng mỗi tuần hoặc nửa tháng. Nhược điểm chính của pin NiMH là không bền. Sau vài trăm lần sạc, pin sẽ yếu dần. Hầu hết các điện thoại đời mới sử dụng pin Li-ion và Li-Po. Hai loại này không bị hiệu ứng nhớ nên có thể sạc pin bất cứ lúc nào, trừ khi pin đầy. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao. Sử dụng cùng công nghệ với pin Li-ion, nhưng pin Li-Po có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau. Trong khi pin Li-ion chỉ có một dạng thỏi chữ nhật. Chăm sóc pin Nhiều người thường xuyên sạc pin hàng ngày, với thời gian sạc khoảng hai giờ. Tuy nhiên, việc sạc pin cho đúng cách, sạc quá hoặc chưa đủ đều ảnh hưởng đến pin. Bạn nên biết về quá trình điện hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Sau một số lần sạc, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm đi 20% so với lúc ban đầu. Với pin Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc, dung lượng giảm xuống mức 80%. Pin NiMH và pin Li-Po, chỉ sau 300-500 lần sạc. Còn pin Li-ion, sau 500 -1.000 lần sạc. Do vậy, người thường xuyên sạc sẽ phải mua pin mới sớm hơn, so với người sạc theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải pin nào cũng đạt số lần sạc như trên mới giảm dung lượng. Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào cách bảo quản. Để pin bền, cần chú trọng đến cách sạc pin mới. Bạn cần sạc rồi xả pin từ 3 đến 4 lần trước khi sử dụng để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của pin. Điều này áp dụng cho tất cả các loại pin. Cách xả pin: lần đầu tiên sạc pin, điện thoại sẽ báo pin đầy sau 10-15 phút. Bạn rút sạc ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc tiếp. Cứ làm như vậy trong 3-4 lần. Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả. Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút. Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt. Theo Ledmobile (Nguồn vnmobisoft.com) 200 năm pin sạc Vào giữa những năm 1800, nhà sáng chế người Pháp Raymond Gaston Planté đã tạo ra loại pin đầu tiên có thể sạc lại được, một kết hợp giữa axit sulfuric và những lá than chì. Sáng chế này được xem như một “hộp điện” hay bình điện. Những chiếc pin được sản xuất rộng rãi đầu tiên là axit chì. Chúng giúp ô tô thời xưa khởi động. Những năm 1960, các kỹ sư đã phát triển được pin dùng một lần từ alkaline và thuỷ ngân, giúp cho radio di động và các thiết bị liên lạc hai chiều trở thành hiện thực. Vào những năm 1980, pin nén sạc lại được đã được chế tạo từ nickel và cadmium. Ban đầu chỉ được sử dụng trong quân đội và NASA, pin NiCad rồi cũng đến với thị trường cho máy quay video, máy tính xách tay và các công cụ không dây đầu tiên. Các pin điện đều đáng tin cậy nhưng nếu sạc không đều thì sẽ tạo ra hiệu ứng nhớ (memory effect), nghĩa là nếu không sạc đầy đủ pin vào lần sử dụng đầu tiên, những chiếc pin sẽ chỉ “nhớ” điểm sạc đầu tiên đó. Pin NiMH (nickel metal hydride) đã khắc phục được điểm yếu này. Loại pin này tích nhiều điện hơn, và ít bị hiệu ứng nhớ hơn pin NiCad, thời gian sạc lại (recharge) cũng nhanh hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng lithium sẽ tạo ra một anode tuyệt vời. Hầu hết các hợp chất hoá học tạo ra pin đều cho điện áp từ 1,2-2 volt. Nhưng khi được cặp với một cathode thích hợp, các nguyên tử lithium bắn electron sẽ mang lại điện áp cao nhất trong tất cả các nguyên tố của bảng tuần hoàn: 3,6 volt (khi kết hợp nhiều pin điện áp thấp với nhau cũng có thể đạt điện áp tương tự, đó là lý do tại sao bạn có những chiếc pin 9 volt, nhưng điều này làm gia tăng trọng lượng và kích thước pin). Tuy nhiên, lithium có xu hướng nổ khi tiếp xúc với không khí, khiến cho việc nghiên cứu khá khó khăn. Những năm 1970, một nhà khoa học Mỹ có tên hài hước là John Goodenough (John đủ tốt) cuối cùng cũng tìm cách tận dụng được tiềm năng electron của lithium: kết hợp nó với cobalt. Sau đó, chỉ cần một nhà sản xuất chi tiền để sản xuất hàng loạt loại pin mới. Sony đã nắm lấy cơ hội vào những năm 1980, sản xuất một loại pin lithium sạc lại được dành cho máy quay video. Đây là pin sạc lại được đầu tiên vượt qua năng lượng của pin alkaline dùng một lần. Chúng cũng không có hiệu ứng nhớ, với lượng điện năng gấp 4 lần pin NiCad, và gấp hai lần pin NiMH. Một kỷ nguyên mới bắt đầu và… sắp kết thúc. Thục Phương (Theo sgtt.com.vn )
    22-01-2009 - Trả lời
Trang 1 Trang 2
Xem thêm