Đang tải dữ liệu ...
  • Sách, Văn phòng phẩm
  • Đi chợ thời Covid
  • Thời trang, Phụ kiện
  • Ô tô, Xe máy
  • Nội, Ngoại thất
  • Thú cưng, Cây cảnh
  • Mẹ & Bé
  • Gia dụng
  • Điện tử, Điện máy
  • Điện thoại, Máy tính bảng
  • Đi chợ Online
  • Nhà đất
  • Tổng hợp
  • Tất cả
Đăng tin mới

Ngày cuối cùng của chiến tranh F2427

586446 - 09:47, 14/03 - Toàn quốc - 647

Liên hệ mua hàng tại shop

Đoàn thị Vĩ
Số 248 Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Ngày cuối cùng của chiến tranh - F2427

Giá: 10.000đ

Kịch bản: Đào Thanh Tùng

Biên Tập : Lại Văn Sinh

Quay Phim : Hoàng Dũng

Âm thanh : Lê Huy Hoà

Dựng phim : Nguyễn Xuân Hoàng

Đạo Diễn : Nguyễn Thước

Câu chuyện về ngày 30/4/1975 sẽ còn ám ảnh dài dài những người làm nghệ thuật, cả trong và ngoài nước.

Ảnh số 1

Nhà văn- Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thọ

đương kể chuyện ngày 30/4/1975 ( một cảnh trong phim)

Tôi vẫn còn nhớ ấn tượng sâu đậm của mình khi xem phim “Thành phố lúc rạng đông” (đạo diễn Hải Ninh) và “Sài Gòn tháng 5 - Những gương mặt” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), những thước phim như tiếng reo vui chiến thắng.

Cờ, hoa, nước mắt, nụ cười- rất nhiều nụ cười của những người dân đương hân hoan với hai từ “Giải phóng”, chưa biết gì đến cả một núi lo toan, bất hạnh, trăn trở... đương chờ cái thành phố vĩ đại và cả nước ta sau một bước ngoặt số phận.

Đây là những thước phim quý và hay của những đạo diễn tài năng, được cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nó tạo ra thách thức cho các nhà làm phim tài liệu lớp sau về cùng một đề tài, một đề tài còn lâu mới có thể nói là đã khai thác hết nhưng lại đòi hỏi một cách tiếp cận mới, nếu không muốn người xem lắc đầu, tắt tivi và lẩm bẩm “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Kíp làm phim “Ngày cuối cùng của chiến tranh” (kịch bản & lời bình: Đào Thanh Tùng, đạo diễn: NSƯT Nguyễn Thước, quay phim: Hoàng Dũng) đã ý thức được cái khó này và về cơ bản, theo tôi, là đã vượt qua được.

Bộ phim cho ta ấn tượng về một sự mạch lạc, cấu tứ vững vàng, giàu cảm xúc và điều quan trọng nhất là trung thực. Trung thực là yêu cầu hàng đầu với phim tài liệu (và có lẽ không chỉ phim tài liệu!).

Ba mươi năm sau chiến tranh, người ta nhìn sự kiện 30/4/1975 có khác với những người đương ngây ngất vì chiến thắng trước cổng dinh Độc lập? Có, tất nhiên. Nhưng không có sự thay đổi kiểu tư biện, giật gân mà chỉ là sự đào sâu, lắng đọng, tỉnh táo hơn - điều mà khoảng cách thời gian cho phép và đòi hỏi.

Như những người lính may mắn ra khỏi cuộc chiến và già thêm 30 tuổi, giờ ngồi nhìn chiếc cầu mà bao đồng đội phải giành giật bằng mạng sống của mình.

Làm sao mà họ có thể nói những điều trái với những gì mà bao người ngã xuống ngay trước giờ chiến thắng vẫn hằng tâm niệm? Vẻ ưu tư trên gương mặt tất cả những cựu chiến binh thời chống Mỹ cứu nước là có thực, ưu tư về những gì lẽ ra chúng ta có thể làm được tốt hơn, sớm hơn sau ngày đất nước thống nhất. Nhưng lòng tự hào của mỗi người lính cũ và thế hệ con cháu họ, thế hệ 30/4, cũng rất thực.

Bộ phim “Ngày cuối cùng của chiến tranh” thêm một lần khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, điều mà không ít thế lực, vì những lí do khác nhau, mưu toan hạ thấp, thậm chí phủ định!

Với cách đặt tên và cũng là cái “tứ” của phim, “Ngày cuối cùng của chiến tranh” bắt buộc phải kể lại nhiều chuyện cũ, ít ra cũng từ 30 năm trước. Những người làm phim đã khéo léo xen kẽ những đoạn phim của đồng nghiệp, không theo trình tự thời gian mà theo yêu cầu dẫn dắt của “tứ” phim.

Đạo diễn Nguyễn Thước cho biết: Chúng tôi để nguyên cả những lời bình của đồng nghiệp, một số lời bây giờ nghe lại có vẻ như hơi “cứng”, nhưng như thế lại có mặt hay.

Người xem được sống đầy đủ với không khí của một thời và tự rút ra những so sánh, chiêm nghiệm cần thiết. Bộ phim “Ngày cuối cùng của chiến tranh” thêm một lần khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, điều mà không ít thế lực, vì những lí do khác nhau, mưu toan hạ thấp, thậm chí phủ định!

Với cách đặt tên và cũng là cái “tứ” của phim, “Ngày cuối cùng của chiến tranh” bắt buộc phải kể lại nhiều chuyện cũ, ít ra cũng từ 30 năm trước. Những người làm phim đã khéo léo xen kẽ những đoạn phim của đồng nghiệp, không theo trình tự thời gian mà theo yêu cầu dẫn dắt của “tứ” phim.

Đạo diễn Nguyễn Thước cho biết: Chúng tôi để nguyên cả những lời bình của đồng nghiệp, một số lời bây giờ nghe lại có vẻ như hơi “cứng”, nhưng như thế lại có mặt hay.

Người xem được sống đầy đủ với không khí của một thời và tự rút ra những so sánh, chiêm nghiệm cần thiết. “Ngày cuối cùng của chiến tranh” cũng là ngày đầu tiên của hoà bình, bộ phim hoàn toàn là câu chuyện của ngày hôm nay, bắt đầu bằng những người trẻ sinh ra trong ngày 30/4/1975, tại bệnh viện Từ Dũ, Sài Gòn. Một ý tưởng thông minh.

Những người ba mươi tuổi được nói đến trong phim hầu hết đều thành đạt. Còn nhiều, rất nhiều bạn bè đồng niên không may mắn của họ thì sao? Đòi hỏi một cái nhìn bao quát như thế có quá không với những yêu cầu và cả thời lượng dành cho bộ phim?

Cũng như vậy, ở tuyến nhân vật thứ hai (những người từ chiến tranh bước ra- cả phía chiến thắng và phía chiến bại), kíp làm phim cũng chọn những ai ít nhiều đã có vị trí hoặc bươn trải khá thành công trong 30 năm hậu chiến: phi công phản chiến Nguyễn Thành Trung, Trung tướng xe tăng Phạm Xuân Thệ, Đại tá - chính ủy Bùi Tùng, Đại tá - nhà văn Chu Lai, cựu chiến binh- nhà văn Nguyễn Văn Thọ, cựu phó Tổng thống “Việt Nam cộng hòa” Nguyễn Cao Kỳ, cựu trung tướng quân lực Sài Gòn Nguyễn Hữu Có...

Họ có thể coi là những “điển hình có sẵn”, sống nhiều, biết nhiều, có thể lí giải về nhiều sự kiện quan trọng. Những nhân vật kiểu này có sức hút tự nhiên với báo chí và các nhà làm phim tài liệu.

Nhưng còn những “con người nhỏ bé” cùng thời với họ, nhưng đông đúc hơn nhiều, thì sao? Những người “vô danh” ấy đã có vị trí xứng đáng trước ca-mê-ra hay chưa? Lịch sử chiến tranh, nhất là chiến tranh nhân dân, không phải chỉ là tiểu sử của các vị tướng.

Cũng vậy, phát triển đất nước chưa bao giờ là việc riêng của các nhà hoạch định chính sách. Có lẽ tôi đã lan man hơi xa chủ đề của bộ phim và chưa hiểu đặc trưng của thể loại tài liệu?

Nhưng là một người xem, tôi cứ ao ước phim tài liệu của ta có thêm nhiều tác phẩm xúc động lòng người như bộ phim “Những người lính xe tăng 390” chiếu trên truyền hình năm nào, với những nhân vật cựu binh chỉ là người cắt tóc, ông đánh dậm, anh xe ôm... mà nói được bao điều sâu sắc.

Có lẽ phim tài liệu tương đồng với thể kí trong văn học, tuy đòi hỏi phải trung thành với sự kiện và con người thực nhưng không vì thế mà bác bỏ hư cấu và tưởng tượng, những tưởng tượng hợp lí, nâng cao tầm tư tưởng và cảm hứng cho người xem?

Trở lại với “Ngày cuối cùng của chiến tranh”, tôi nghĩ đây là một bộ phim hữu ích. Đạo diễn Nguyễn Thước vốn là một tay máy có hạng, từng liên tiếp đoạt giải thưởng quay phim xuất sắc tại ba Liên hoan phim VN 10-11-12.

Anh có lối tư duy bằng hình ảnh khiến bộ phim có sự phát triển nội tại, không phải là sự minh họa cho một ý tưởng. Lời bình của Đào Thanh Tùng điềm đạm, hiệu quả. Hoàng Dũng có nhiều cảnh quay đẹp.

Cảnh kết (thả hoa trên sông tưởng nhớ đồng đội) đã gặp ở phim nước ngoài, nhưng từ góc quay, thời lượng đến ánh sáng, màu sắc đều có sự tiết chế cần thiết, tạo được xúc động và dư ba.

Tin đăng đã có 647 lượt xem và 0 phản hồi
Like ÉnBạc để tiếp cận nhiều sản phẩm tuyệt đẹp mỗi ngày
Đoàn thị Vĩ
Số 248 Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội

lượt đánh giá

0/5
  • 1.0
  • 2.0
  • 3.0
  • 4.0
  • 5.0
 

Bạn chưa đánh giá

Giá bán: 10.000
Vào shop phimdvd_24usd để xem thêm sản phẩm